Đi cầu ra máu là bệnh gì? có nguy hiểm đến tính mạng không?. Đây là một trong những câu hỏi đáng được quan tâm nhất hiện nay tại phòng khám Phúc Minh Đường của chúng tôi. Trường hợp đi cầu ra máu tươi thường bị do các nguyên nhân như: bệnh trĩ, bệnh hậu môn, nứt kẽ hậu môn… Sau đây, Tán Trĩ An chia sẻ nguyên nhân và cách chữa bệnh đi cầu ra máu hiệu quả nhất.
Nguyên nhân bị đi cầu ra máu tươi
Đi cầu ra máu tươi do nguyên nhân gì?
Đi cầu ra máu tươi không hiếm gặp, nhiều người ai cũng phải gặp trường hợp này một lần. Vì vậy, tìm ra nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi là một cách để chữa bệnh nhanh hơn.
Đi cầu ra máu tươi do bệnh trĩ
Bệnh trĩ là nguyên nhân khiến đi cầu ra máu, tình trạng xuất hiện những mô thừa bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. Những mô này được hình thành sau quá trình co giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trong thành trực tràng gây nên bệnh trĩ.
Máu tươi dính vào phân hoặc nhỏ giọt sau khi người bệnh đi cầu. Về sau bệnh ở mức độ nặng máu sẽ chảy thành tia hoặc từng giọt. Ngoài ra, người bệnh mắc bệnh này còn thường cảm thấy đau rát hậu môn, các búi trĩ khiến càng khó chịu cho bệnh nhân.
Đi cầu ra máu tươi do bị viêm đại trực tràng
Bệnh nhân đi cầu ra máu có thể do viêm loét đại trực tràng gây ra. Ban đầu người bệnh thường dặn, đi ngoài nhiều lần kèm theo chất nhầy lẫn ở máu. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời có thể bị apxe hậu môn, hẹp đại tràng, viêm nhiễm… rất nguy hiểm tới người bệnh.
Đi cầu ra máu tươi do nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn gây nên đi cầu ra máu
Bệnh nứt kẽ hậu môn không chừa lứa tuổi nào cả, do người bệnh không có chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt không hợp lý từ đó hậu môn bị rạn nứt như các vết rách nhỏ ở rìa hậu môn.
Biểu hiện đặc trưng của bệnh là đi cầu ra máu, kèm theo hiện tượng đau rát rất khó chịu. Hiện tượng này đau âm ỉ kéo dài vài giờ rồi mới kết thúc. Thường thì bệnh có thể tự khỏi, nhưng rất lâu do đó người bệnh nên đi khám các trung tâm y tế hoặc phòng khám để được chữa trị sớm nhất.
Cách chữa bệnh đi cầu ra máu hiệu quả nhất
Để chữa bệnh đi cầu ra máu tươi cũng như phòng tránh bệnh thì chúng ta nên có phương pháp riêng như sau:
Uống nhiều nước:
Mỗi ngày người bệnh cần uống từ 2 – 2,5 lít nước để phòng tránh bị táo bón - nguyên nhân bệnh trĩ hiện nay , giúp giảm đau rát khi đi đại tiện. Ngoài ra cần uống thêm nước ép trái cây để bổ sung các vitamin cần thiết tốt cho người bệnh.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng:
Bổ sung các loại thịt, cá, chất xơ, thực phẩm tự nhiên… đầy đủ mỗi ngày ngăn chặn táo bón.
Đi đại tiện hàng ngày:
Người bệnh nên tập thói quen đi cầu một lần/ngày. Lưu ý không nên ngồi xổm hoặc rặn mạnh.
Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn:
Sau khi đi vệ sinh, người bệnh nên rửa sạch hậu môn để tránh bị viêm nhiễm. Ngoài ra, dùng nước muối ấm pha loãng để ngâm hậu môn trước khi đi ngủ khoảng 10 – 15 phút.
Nguồn: https://tantrian.com/di-cau-ra-mau-la-benh-gi