Cho đến nay, tất cả những loài cá được biết đến đều là loài “máu lạnh” – còn gọi là động vật biến nhiệt (do nhiệt độ cơ thể thay đổi theo môi trường). Có thể các bạn sẽ thắc mắc rằng, cá heo và cá voi cũng có máu nóng đúng không? Nhưng chúng lại đều thuộc lớp thú.
Cách đây không lâu, các nhà khoa học mới khám áo da handmade đẹp phá ra loài cá máu nóng đầu tiên trên thế giới, đó là cá Mặt trăng, hay cá opah.
Cá Mặt trăng có màu sắc khá rực rỡ, với các đốm trắng trên thân màu đỏ bạc cùng vây màu đỏ tươi nổi bật. Cơ thể cá dài 2m với cân nặng đạt 50kg, thường săn bắt mồi ở độ sâu từ 50 đến 400m.
Với giới khoa học, cá Mặt trăng luôn là điều bí ẩn bởi chúng có thể sống ở độ sâu đáng nể, nhưng cấu tạo lại không quá đặc biệt - giống những loài động vật khác ở cùng độ sâu đó.
Khi mổ xẻ mẫu vật, các khoa học gia nhận thấy cá lam do trang tri handmade Mặt trăng sở hữu tổ chức mạch máu tương tự như của cá ngừ hoặc cá mập.
Tuy nhiên, cá ngừ và cá mập không phải là loài máu nóng hay động vật đẳng nhiệt (những loài sinh nhiệt do quá trình trao đổi chất trong cơ thể).
Nếu hai loại cá này lặn rất sâu, chúng vẫn có khả năng làm ấm vùng cơ thể, để bảo vệ trái tim cũng như bộ phận khác thì cá Mặt trăng lại khác.
Cá Mặt trăng nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể bằng dòng máu nóng của mình. Các khoa học gia cho biết, vị trí sắp xếp “không đụng hàng” của các mạch máu đã giúp cá có khả năng này.
Các mạch máu được đặt trong mang, cho phép máu nóng từ tim di chuyển đến mang để làm ấm máu tươi giàu oxy.
Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng sản sinh nhiệt qua quá trình bơi lội, nhờ vậy cá Mặt trăng luôn duy trì nhiệt độ cơ thể luôn cao hơn nhiệt độ nước xung quanh 4-5 độ C.
Chính vì vậy mà các chuyên gia cho biết, cá Mặt trăng có thể là một trong những loài săn mồi đáng sợ và hiệu quả tại những vùng nước sâu, lạnh giá của đại dương.
Theo nhà sinh vật học Nicholas Wegner thuộc lam do trang suc thiet ke dep Trung tâm khoa học về các loài cá tại La Jolla, California: “Cơ chế này giúp cá Mặt trăng không cần phải bơi lên các tầng nước cao hơn để lấy nhiệt như các loài cá khác. Chúng có thể liên tục đi săn mồi ở những vùng nước lạnh giá”.
Ngoài ra, Wegner cho biết loài cá này có một trái tim khá lớn, giúp máu được lưu thông nhanh hơn. Đồng thời, các cơ bắp của chúng cũng rất phát triển, giúp cho việc vận động trở nên dễ dàng ở mực nước sâu.
Không chỉ vậy, dòng máu nóng trong cơ thể cũng giúp cá Mặt trăng có lợi thế so với những kẻ săn mồi khác. Thông thường, những loài cá ở tầng sâu có vận tốc bơi bị hạn chế, phản ứng chậm và thường phục kích con mồi thay vì chủ động săn chúng.
Còn với cá Mặt trăng, chúng được ưu ái có chức năng về não tốt hơn, nhờ đó có một tầm nhìn rộng, đồng thời linh hoạt và chủ động hơn rất nhiều trong quá trình săn mồi.
Hãy cùng xem video dưới đây để ngắm nhìn sinh vật "quái thai" của đại dương này.
Các bạn sẽ không ngờ rằng loài cá mặt trăng có vẻ ngoài đẹp long lanh lại là loài cá khác biệt đến thế nào đâu...
Các bạn đã bao giờ nghe tới cụm từ khoa học xem là loài cá “kì dị” nhất hành tinh. Nguyên do là bởi – đây là loài cá máu nóng duy nhất trên thế giới cho đến thời điểm hiện tại.