Máy đo đường huyết là loại máy đang có nhu cầu sử dụng nhiều trên thị trường. Có rất nhiều loại máy đo đường huyết khác nhau về chất lượng, chủng loại. Để chọn cho mình một chiêc máy đo đường huyết tốt, sử dụng dễ, chí phí rẻ, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây.
Lưu ý chọn máy đo đường huyết
1. Nguồn gốc của máy: Bạn nên tìm hiểu rõ nguồn gốc của máy, tốt nhất là bạn nên mua các loại máy có thương hiệu như: Accu Chek, Bayer, One Touch Ultra, …Đây là một số máy có nguồn gốc từ Đức, Nhật, Mỹ…Là các sản phẩm có thương hiệu lâu đời và nhiều năm trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất dụng cụ đo đường huyết dành cho người bệnh tiểu đường, hiện đang rất được ưa chuộng và bán phổ biến trên thị trường Mỹ bởi độ chính xác và dễ sử dụng.
Xem thêm bài viết:
>> Thiết kế kiến trúc nhà phố
>> Vải địa kỹ thuật
2. Que thử: Trên thị trường hiện nay, máy đo đường huyết có 2 loại là cài code và không cài code, đối với các máy cài code hầu như là máy đời cũ, về sự tiện dụng bạn nên mua loại không cài code khi thay que thử mới sẽ dễ dàng hơn.
3. Máy có thể đo được ở nhiều nơi trên cơ thể: Điều này có nghĩa là bạn không chỉ lấy máu để kiểm tra ở ngón tay, mà còn thể lấy máu ở cánh tay, cẳng tay, đùi, bắp chân, hoặc phần thịt của bàn tay. Tuy nhiên khi bạn muốn thay đổi vị trí cần kiểm tra, bạn nên tham khảo trước ý kiến của Bác sĩ.
4. Chỉ cần một mẫu máu nhỏ: Máy chỉ cần một lượng máu nhỏ để có thể xét nghiệm và kiểm tra, thông thường là 1.5 microliters
5. Cho kết quả nhanh chỉ 5 giây: Tính năng này, đặc biệt là hữu ích nếu như bạn đang bị hạ đường huyết, bạn cần phải tìm hiểu nhanh và tiêu thụ đường bổ sung nhanh chóng. 6. Bộ nhớ của máy lớn: So với các máy đời cũ bạn chỉ lưu được 10 kết quả, thì ngày nay, máy có thể lưu được tới 500 kết quả.
6. Nhỏ gọn và tiện lợi: Máy đo đường huyết bây giờ rất nhỏ gọn, nó có thể nhỏ gọn như một chiếc điện thoại di động, bạn sẽ dễ dàng mang theo nó bên mình.
7. Có phần mềm kèm theo máy: Mặc dù hầu hết các máy đo đường huyết có thể lưu trữ kết quả trong máy, nhưng bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng phần mềm kèm theo để lưu trữ và đồng bộ kết quả với máy tính. Tính năng này cũng có thể được bỏ qua nếu bạn là người thích theo dõi kết quả thủ công hoặc đối với người lớn tuổi không rành về máy tính.
8. Ưu tiên cho những người có thị lực kém: Máy sẽ được thiết kế và đặc biệt quan tâm với những người có thị lực kém, và quan trọng là màn hình cần dễ nhìn và dễ đọc.
9. Dễ dàng sử dụng: Không phải lúc nào bạn cũng đủ mạnh khỏe để có thể đo lượng đường trong máu dễ dàng, nhất là khi bạn đang bị hạ đường huyết và tay bạn đang run rẩy, bạn sẽ cần một máy đo với thiết kế tiện lợi và dễ cầm hơn.