Không chỉ có những hãng điện thoại nội địa Trung Quốc tỏ ra lo lắng khi thị trường hơn 400 triệu người sử dụng smartphone đang có dấu hiệu chững lại. Samsung đang đánh mất thị phần tại Trung Quốc và đang làm tất cả để lấy lại từng chút một từ Xiaomi, Apple.
>> >> Có thể bạn quan tâm đến 3 sản phẩm sau: iPhone 5s Lock Nhật , iPhone 5 Lock , iPhone 6 Lock
Còn về phía Apple, chắc chắn họ không muốn mất đi thị trường mà họ đánh giá là tiềm năng nhất, số lượng iFan đông đảo nhất trên toàn thế giới. Đáng tiếc, điều lo lắng đó đang dần trở thành hiện thực và thực tế cũng đã chứng minh.
Chúng ta sẽ cùng lấy ví dụ từ Xiaomi, một hãng điện thoại có tuổi đời còn rất trẻ trên thị trường những đã gặt hái được rất nhiều thành tựu và đặc biệt hơn, những thành công đó chỉ đến từ Trung Quốc.
Chỉ sau 5 năm thành lập, Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất smartphone có doanh số đứng thứ 4 trên thế giới với tiêu chí cung cấp smartphone giá rẻ, chất lượng tốt. Hãng chỉ đứng sau hai ông lớn là Samsung, Apple cùng người đồng hương Lenovo về số lượng smartphone xuất xưởng toàn cầu. Năm 2014, công ty đã bán được 57,5 triệu smartphone, tăng hơn 200% so với năm 2013 và cho đến năm 2015, hãng ước tính con số này phải đạt từ 80 đến 100 triệu máy.
Việc mở rộng ra các thị trường khác, đặc biệt là Ấn Độ, một thị trường với tiềm năng không kém Trung Quốc đã giúp cho Xiaomi tự tin đặt ra mục tiêu cao đến như vậy. Tuy nhiên, theo báo cáo mới đây nhất, số lượng đơn hàng đạt được trong 6 tháng đầu năm của hãng là 34,7 triệu đơn vị, con số tăng trưởng 33%. Con số này là không hề thấp đối với một thương hiệu điện thoại nhưng với Xiaomi thì đó là một tín hiệu không tốt khi mà hãng luôn có truyền thống tăng trưởng rất mạnh, có lúc lên tới 3 con số. Vậy nguyên nhân là do đâu?
Câu trả lời rất đơn giản, đó chính là việc thị trường Trung Quốc đã bão hòa. Xiaomi tăng trưởng mạnh cũng nhờ Trung Quốc, đi lên từ con số “0” cũng nhờ Trung Quốc và đến thời điểm này vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc. Xiaomi vốn không mạnh mẽ ở thị trường quốc tế, ngoại trừ Ấn Độ. Bởi vậy, sự suy giảm tất nhiên đến từ quê hương của hãng.
Theo hai nhà phân tích Matthew Kanterman và John Butler của Bloomberg Intelligent, thị trường Trung Quốc đang dần bão hòa. Các công ty nội địa và nước ngoài thường phụ thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc, chiếm khoảng 1/3 trong số 1,3 tỷ smartphone thế giới. Song, đà tăng trưởng đã bị xói mòn trước cả khi thị trường chứng khoán nước này sụp đổ cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm nay. Tổng số người dùng di động Trung Quốc trong quý II/2015 giảm khoảng 1 triệu.
Chuyên gia Steven Pelayo của HSBC cho rằng, “tốc độ tăng trưởng chậm hơn ảnh hưởng đến tất cả mọi người”, từ nhà mạng đến nhà sản xuất và cung ứng linh kiện. Nguyên nhân của vấn đề này đó thật sự dễ hiểu: "tăng trưởng không thể tăng mãi mãi một thị trường". Đây là bài toán mà rất nhiều năm qua, các công ty tài chính, các tập đoàn lớn luôn phải đau đầu.
Bạn cần phải hiểu rằng khi nhu cầu của mọi người đã được đáp ứng, lượng cung ắt sẽ phải giảm. Nơi phần lớn những người muốn có smartphone đã sở hữu một chiếc thì lượng cầu sẽ không còn, đặc biệt hơn khi tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc lại đang suy giảm. Bên cạnh đó, hai nhà mạng lớn là China Mobile và China Unicom đều giữ mức giá điện thoại thấp trong nhiều năm cho đến khi chính phủ yêu cầu họ kiểm soát chi phí và cắt giảm trợ giá khác hàng. Từ đó khoản ngân sách trợ giá được giảm xuống và giá thành điện thoại lại tăng lên cao.
Trong giai đoạn này, Xiaomi ít bị ảnh hưởng do chính sách cắt giảm lợi nhuận của riêng hãng. Đây cũng là nguyên nhân khiến công ty này đang dẫn đầu thị phần smartphone Trung Quốc trong quý 2 vừa qua. Còn với Samsung, HTC, Lenovo, họ đang cảm nhận được sự sụt giảm, tình hình kinh doanh bết bát.
Về phía Apple, theo hãng nghiên cứu IDC, iPhone chiếm 87,5% doanh số điện thoại cao cấp trong hai quý đầu năm 2015, tăng từ 55% so với năm 2013. Trên toàn thế giới, tỉ lệ tăng trưởng smartphone năm 2014 vào khoảng 28%, nhưng năm nay có thể chỉ còn 10%, chủ yếu do tác động từ Trung Quốc.
Giá mua smartphone trung bình quốc gia đông dân nhất thế giới tăng từ 192 USD trong quý III/2014 lên 263 USD trong quý I/2015, “phản ánh sự phổ biến của iPhone 6/ 6 Plus”, chuyên gia Bryan Ma của IDC nhận định. Songk nếu nhìn những con số đó, có thể khẳng định Apple đang phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Đây thực sự là con dao hai lưỡi đối với hãng.
Cụ thể hơn, vào ngày 21/7 vừa qua, giá cổ phiếu của Apple giảm 7% sau khi CEO Tim Cook báo cáo tình hình kinh doanh thấp hơn kỳ vọng. Nguyên chính là tại Trung Quốc, doanh số iPhone chỉ là 12,5 triệu chiếc, thấp hơn 2 triệu so với ước tính IDC.
Thị trường Trung Quốc mới chững lại đã gây ra khá nhiều hiệu ứng tiêu cực cho các nhà sản xuất hàng đầu thế giới hiện nay. Điều này chưa kể đến những chính sách thắt chặt của chính phủ quốc gia này sẽ áp dụng cho các thiết bị đưa vào thị trường. Miếng bánh ngọt đang dần mất đi độ ngon của nó, đã đến lúc Trung Quốc cần phải được thay thế bằng một thị trường tiềm năng khác hay đúng chính xác hơn là các hãng điện thoại nên tránh phụ thuộc vào thị trường này. Sớm hay muộn, Trung Quốc sẽ chỉ là sân chơi cho các OEM, ODM nội địa mà thôi!