Madagascar 3: Europe's Most Wanted (2012) - Madagascar 3: Thần Tượng Châu Âu
Đã 7 năm trôi qua kể từ khi phiên bản đầu tiên của Madagascar ra mắt, lúc đó bộ phim đã gây ra một cơn sốt dữ dội trên toàn cầu bởi sự sáng tạo của Dreamworks trong cách kể chuyện về cuộc phiêu lưu hấp dẫn của những con thú.
Đến năm 2008, Madagascar: Escape to Africa tiếp ra đời với hi vọng sẽ tiếp tục chuỗi thành công ban đầu, nhưng đã mau chóng bị quên lãng chỉ sau một tuần công chiếu. Và giờ đây phiên bản thứ của dòng phim “Madagascar 2008: Europe’s Most Wanted” đã quay trở lại, liệu nó có tiếp tục gây được cơn sốt như lần đầu được công chiếu hay sẽ đơn giản là một sự nhạt nhòa đến từ Dreamworks?
Sau những chuyến phiêu lưu đến những vùng đất lạ, sư tử Alex (lồng tiếng bởi Ben Stiller), ngựa vằn Marty (Chris Rock), hươu cao cổ Melman (David Schwimmer) và hà mã Gloria (Jada Pinkett Smith) cảm thấy đã đến lúc cần phải nghỉ ngơi, và giờ đây chúng nhớ những ngày tháng êm đềm vui vẻ cùng bọn trẻ tại sở thú trung tâm tại Newyork. Mặc dù đã được đoàn tụ cùng gia đình tại Nam Phi, nhưng điều đó cũng không khiến chúng ngừng sự thôi thúc muốn quay về nơi mà gắn bó với tuổi thơ. Nhưng bộ tứ không ngờ đang có một người thầm lặng săn đuổi chúng và chắc chắn sẽ không toàn mạng nếu chúng bị tóm, đó là mụ sát thủ Chantel DuBois( Frances McDormand). Mụ đã thề sẽ mang về 4 cái đầu làm chiến lợi phẩm sau cuộc đi săn vĩ đại này.
Vẫn mang trong mình phong cách vui tươi và hóm hỉnh quen thuộc. Bộ phim tập trung vào những câu thoại đối chất hài hước của những con thú. Sư tử Alex vẫn rất “gấu” mỗi khi đụng chuyện và xả thân vì bạn bè, mặc dù đôi lúc sự nhiệt tình ấy khiến cả nhóm gặp rắc rối, ngựa vằn Marty và hươu Melman mặc dù ngờ nghệch nhưng đôi lúc lại nảy ra những sáng kiến điên khùng khiến cả nhóm thoát khỏi rắc rối.
Tuy nhiên ở phần này, yếu tố gây cười nhiều nhất đến từ mụ sát thủ Dubois. Mụ ta điên rồ, độc ác và sẵn sàng giở mọi thủ đoạn để giăng bẫy nhưng con thú. Mụ có bề ngoài nhố nhăng với đôi môi dày cộm và một thân hình kì cục, tính cách lập dị cùng những suy nghĩ và phim, một sự sáng tạo rất đáng hoan nghênh.
Về kịch bản, bộ phim cũng có nhiều cách tân đáng chú ý. Nếu 2 phần trước tập trung những tinh túy nhất vào đoạn giữa phim thì ở phần này, 3 đạo diễn Eric Darnell, Torn McGrath và Conrad Vernon đã chủ động gây sự phấn khích cho khán giả ngay từ những cảnh đầu với những cảnh rượt đuổi đầy thú vị và lôi cuốn. Tuy nhiên đến giữa phim thì lại bị đuối và nhịp độ ngày càng bị giảm đi về cuối, khiến bạn ít nhiều hụt hẫng khi nhận ra sự cân đối trong kịch bản vẫn chưa được cân bằng. Đổi lại, dù chỉ là một bộ phim hoạt hình, nhưng Madagascar 3 đã xoay theo chiều hướng nội tâm nhiều hơn trước, qua cái nhìn ngây thơ của những con thú mà phản ánh xã hội và cuộc sống con người ở thực tại. Đây thực sự là một điểm cộng rất lớn cho bộ phim.
Hiệu ứng 3D trong phim được đầu tư và tận dụng tối đa những hiệu ứng vật thể bay ra ngoài màn hình. Những cảnh nhào lộn khói bụi mịt mù, hay cảnh những con rắn vụt bay ra màn hình sẽ khiến khán giả phải sửng sốt và hét toáng lên. Các con thú giờ được thiết kế chi tiết và bắt mắt hơn, bộ phim chủ yếu sử dụng tông màu sáng để vẽ nên những khu rừng tuyệt đẹp. Đặc biệt khi bài hát Firework của Kate Perry vang lên, đó cũng chính là một trong những cảnh phim xuất sắc nhất khi hiệu ứng ánh sáng được phô diễn đầy mê ly và thuyết phục.
Phần 3 của dòng phim kể về bộ tứ thú đã trở lại tương đối ấn tượng. Không cần quá cầu kỳ về nội dung, Dreamworks vẫn giữ phong cách hài hước làm tâm điểm để đánh giá sự thành công của mình cùng với những sáng tạo đơn giản nhưng hiệu quả. Và họ đã thành công với