Với khái niệm Ultrabook, giờ đây Intel và các đối tác đã lần lượt cho ra đời rất nhiều dòng máy tính xách tay nhỏ gọn, thời gian pin lâu, cấu hình ổn với nhiều mức giá đa dạng. Hòa cùng xu thế Ultrabook đó, hãng sản xuất máy tính Lenovo cũng đã trình làng những chiếc Thinkpad ứng dụng nền tảng này, nhằm cho ra những chiếc máy phù hợp với nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng của người dùng. Được giới thiệu hồi đầu năm nay và bán ra trong quí 3, Thinkpad T430u là một trong những mẫu Ultrabook chủ đạo của Lenovo trong năm 2012, máy được trang bị cấu hình cơ bản gồm màn hình rộng 14", RAM 4GB, ổ cứng 1TB, card đồ họa nVIDIA GeForce GT 620M.
Thuộc model 2012, do đó T430u cũng mang những thay đổi mới về cấu hình bên trong lẫn thiết kế bên ngoài của Lenovo dành cho dòng máy tính Thinkpad (trước đây của IBM), tuy nhiên nó vẫn được giữ nguyên những điểm đặc trưng vốn có của tên tuổi này ví dụ như trackpoint, nhận dạng vân tay, bản lề màn hình chắc chắn, khả năng chống sốc tốt... Về cấu hình, chiếc T430u mà chúng tôi đang có được trang bị BXL Intel Core i5 tiết kiệm điện năng ULV (Ivy Bridge), ổ cứng dung lượng 1TB tốc độ 5400rpm và kèm 1 SSD 32GB chuẩn mSATA để làm bộ đệm, card đồ họa nVIDIA GeForce GT 620M, RAM 4GB có thể nâng cấp lên 8GB. T430u sử dụng ổ cứng chuẩn 2.5" dày 9,5mm do đó chúng ta có thể dễ dàng thay thế ổ mới hoặc nâng cấp SSD để tăng tốc độ cho máy.
Thiết kế: bàn phím chicket mới
Lenovo đã sử dụng nhựa và nhôm để làm lớp vỏ bên ngoài cho T430u, chiếc máy màn hình 14" này có cân nặng là 1,8kg, tuy không nhẹ nhưng vẫn ở trong mức chấp nhận được. Mặt trên (phần lưng màn hình) bằng nhựa và mặt đáy máy bằng nhôm.
Như đã nói ở trên, thuộc model 2012 do đó T430u cũng mang những nét thiết kế mới của Thinkpad mà thay đổi đáng kể nhất là bàn phím chicklet. Theo Lenovo Việt Nam thì sự thay đổi bàn phím mới này là kết quả nghiên cứu theo khảo sát của họ tại Mỹ, thị trường phát triển mạnh nhất của Thinkpad. Cá nhân mình thích bàn phím chicklet, bởi nó giúp tách riêng biệt các phím với nhau, giảm được tình trạng gõ nhầm các phím gần kề. Cảm giác gõ phím trên Thinkpad T430u cũng rất tốt, nhạy và êm, phản hồi tốt, hầu như mình không cần mất thời gian để làm quen với bàn phím mới này.
Nếu hài lòng với bàn phím bao nhiêu thì mình lại thất vọng với vùng palm rest (phần lót tay) của T430u bấy nhiêu. Cạnh gờ phía dưới máy bằng nhựa cứng và được vát khá sắt, do đó nó sẽ làm đau và hằn vết lên cổ tay người dùng khi tỳ lâu. Việc này có thể khắc phục bằng cách thay đổi độ cao cánh tay khi gõ phím, nhưng bù lại bạn sẽ bị mỏi vai và cánh tay hơn.
T430u vẫn không được trang bị đèn nền bàn phím, mà sử dụng một bóng đèn gắn phía cạnh trên màn hình chiếu xuống khi cần làm việc trong điều kiện thiếu sáng.
Lenovo đã đơn giản hóa tối đa việc tháo nắp lưng máy T430u, chúng ta chỉ cần bật chốt lẫy nằm dưới lưng máy là gỡ ra được.
Nhiệt độ và độ ồn
Trong điều kiện sử dụng bình thường (trong phòng 25 độ C), mình nhận thấy nhiệt độ của chiếc máy T430u khá mát, nhiệt độ của CPU và GPU vẫn dưới 50 độ C dù sử dụng liên tục, lúc này quạt gió làm mát của máy cũng quay rất êm, hầu như không nghe được tiếng. Khi thử dùng phần mềm stress CPU, GPU và RAM, nhiệt độ của các linh kiện này tăng lên mức 70 độ C, tức là vẫn trong ngưỡng chấp nhận được, riêng GPU vẫn rất mát, chỉ 58 độ C, đồng thời tiếng quạt gió vẫn êm, chỉ nghe được khi ghé sát tai vào máy. Tuy nhiên vì mặt đáy của máy làm bằng nhôm, nên chúng ta sẽ cảm thấy nóng hơn so với các máy bằng nhựa, do đó T430u không phù hợp đặt lên đùi khi sử dụng liên tục.
Màn hình và chất lượng hiển thị
Thêm một điểm trừ gây thất vọng ở T430u là màn hình của máy. Bỏ qua vấn đề độ phân giải thấp, chỉ 720p trên màn hình rộng 14", thì chất lượng hiển thị của màn hình này cũng không cao, nếu không muốn nói là tệ, chỉ thể hiện được 60% chuẩn màu sRGB, hoặc 45% theo profile AdobeRGB). Điểm yếu của màn hình sẽ phô ra rất rõ khi xem hình ảnh, độ tương phản cũng như độ sâu màu kém làm cho hình ảnh bị mờ và thiếu chi tiết, do đó T430u rất không thích hợp cho những người làm đồ họa, xử lý hình ảnh.
Đèn LED này sẽ chiếu sáng xuống bàn phímHiệu năng sử dụng
Chiếc T430u mà mình đang có được trang bị cấu hình tiêu chuẩn, gồm BXL Intel Ivy Bridge Core i5-3317U (ULV) (2 nhân xung nhịp 1,7GHz), RAM 4GB DDR3, ổ cứng 1TB 5400rpm kèm SSD 32GB làm bộ đệm, card đồ họa rời nVIDIA GeForce GT 620M và chip tích hợp Intel HD 4000, màn hình 14" độ phân giải 1366 x 768pxl. Cấu hình này tương đối ổn với một chiếc Ultrabook, đảm bảo cho máy đảm đương tốt những công việc sử dụng hàng ngày của chúng ta. Ổ cứng của máy có dung lượng 1TB, rất dư dả cho nhu cầu lưu trữ dữ liệu, chúng ta cũng có thể thay ổ SSD để tăng tốc độ cho máy.
Theo thử nghiệm của mình, card đồ họa GT 620M của T430u ghi được tổng số 1038 điểm Performance của phép thử 3DMark 11, một con số không cao, nhưng cũng rất ổn đối với một chiếc Ultrabook, GPU này thuộc phân khúc tầm thấp của nVIDIA, có sức mạnh đồ họa ngang với AMD HD 7650M hoặc nVI GeForce GT 550M, tuy không quá mạnh mẽ nhưng cũng cho phép chúng ta chơi được một số game mới ra gần đây như FiFa 13, Diablo III, Dirt 3...
Loa ngoài
Loa của T430u không có gì nổi bật, chất lượng âm thanh cũng như âm lượng chỉ dừng lại ở mức trung bình, không ấn tượng, loa cũng sẽ bị vỡ tiếng nếu ta mở hết cỡ, tạo nên những tiếng rè rè do hiện tượng cộng hưởng, do đó khi sử dụng loa ngoài của máy thì chỉ nên để ở mức 70% mà thôi.
Một điểm mình phát hiện ở T430u là lỗ cắm tai nghe của máy hơi kén các jack cắm, một số jack 3.5mm của loa gắn ngoài khi cắm vào thì máy không nhận để xuất âm thanh ra được, phải rút ra cắm lại nhiều lần mới ổn định, rất bất tiện.
Thời lượng pin
Lenovo nói rằng T430u có thời gian sử dụng pin trong khoảng 6-7 giờ, tuy nhiên theo sử dụng thực tế của mình thì máy chỉ trụ được khoảng 4 giờ, trong điều kiện sử dụng bình thường (lướt web, xài office, nghe nhạc, độ sáng màn hình 70%), hoặc xem phim HD liên tục được 3 giờ, mức thời lượng này không ấn tượng, nhất là đối với một chiếc Ultrabook, vì người dùng lựa chọn dòng máy này bởi sự gọn nhẹ và thời gian dùng pin dài của nó.
Phần mềm đi kèm
Để giảm giá bán, do đó dòng máy Thinkpad T430u mà Lenovo giới thiệu ở thị trường Việt Nam sẽ không được cài sẵn hệ điều hành (Free DOS), người dùng khi mua máy sẽ phải bỏ thêm tiền mua thêm một bản HĐH, ví dụ Windows hoặc Linux để sử dụng, dĩ nhiên là nó cũng không có phân vùng phục hồi (Recovery) để phục hồi lại cài đặt gốc của máy. Mình có thử cài cả Windows 7 và Windows 8 trên chiếc máy này, cả 2 hệ điều hành này đều hỗ trợ rất tốt chiếc máy, dĩ nhiên là bạn sẽ phải lên trang web hỗ trợ sản phẩm của Thinkpad để tải về Driver cho phần cứng của máy.
Tổng kết
Cấu hình Lenovo Thinkpad T430u:
- BXL Intel Core i5-3317U Ivy Bridge (2 nhân tốc độ 1,7GHz)
- RAM 4GB bus 1600MHz
- Ổ cứng 1TB 5400rpm + mSSD 32GB
- Card đồ họa nVIDIA GeForce GT 620M + chip tích hợp Intel HD 4000
- Màn hình 14" 1366 x 768pxl
- Kết nối: 2 USB 3.0, LAN, WiFi, Bluetooth, HDMI, khe thẻ SD, đầu đọc vân tay, webcam
- Free DOS (không cài sẵn HĐH)
- Giá bán: 19.990.000 đồng
Ưu điểm:
- Máy nhỏ gọn, nhẹ
- Cấu hình ổn
- Máy chạy mát, êm
- Bàn phím chicklet tốt
Nhược điểm:
- Không cài sẵn hệ điều hành
- Chất lượng màn hình xấu
- Cạnh của vùng lót tay sắc và cứng
- Không có phím nóng tắt mở touchpad
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>
<li class="item type-image">
</li>