Thực sự mà nói thì đây là lần đầu tiên mình viết bài trong box review nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nên các anh em thông cảm cho mình nhé.
Bây giờ đã hơn giữa tháng 10 rồi, tức là đã gần hết năm 2013, có lẽ các anh em VOZ thế hệ ngày trước cùng thời với mình hay các bạn đam mê công nghệ chắc cũng đã biết hoặc sử dụng qua dòng mobo Maximus thuộc nhóm ROG của ASUS.
Và dòng Maximus đã bước sang thế hệ thứ 6 sử dụng chipset Z87 mới nhất của Intel làm nền tảng chính và mình cũng khá bất ngờ khi ASUS mang tới cho người dùng nhiều sự lựa chọn khi tung ra nhiều mobo thuộc dòng Maximus VI.
Từ những cái tên quen thuộc như Extreme (chuyên ép xung), Formula (chuyên gaming), Gene (kết hợp một phần gaming và ép xung với kích cỡ mobo mATX) đã xuất hiện ở các thể hệ trước thì giờ ASUS tiếp tục sản sinh thêm 2 người em của Gene và Formula là Impact và Hero với một số tính năng được tinh giản và tối ưu hơn từ các đàn anh.
Sau mất khá nhiều thời gian "giao thông" và "quan hệ" ngoài luồng với ASUS Việt Nam thì mình đã được cầm trên tay em Maximus VI Gene và lập tức share ngay cho các anh em VOZ vài hình ảnh của nó. Ảnh chụp bằng Lenovo K900 khẩu fix 1.8 cùng tay nghề chưa cao và con 600D đã cho ông bạn mượn nên hình có thể sẽ khá xấu và màu ảo, anh em cố gắng chịu khó chút nhé.
Trước và sau hộp vẫn là tông đỏ quen thuộc của dòng ROG, phía sau ghi blah blah blah thông tin em Gene này mà với một power user như mình và các anh em VOZ cũng chẳng cần để ý quá nhiều mà chỉ cần focus vào hiệu năng là được rồi.
Bóc cái hộp ra xem phụ kiện xem có cái gì nào? Mình xin phép loại trừ 2 món đồ vô dụng nhất là miếng tag Do not Disturb với decal dán thiết bị phần cứng ra thì phụ kiện của Gene là như sau:
3 cáp SATA III
1 cầu SLI
IO Shield
1 mPCIe combo
Đĩa driver và manual
Tiếp tục tới nhân vật chính của chúng ta: Maximus VI Gene. Vì được thiết kế theo chuẩn mATX nên Gene rất nhỏ gọn rất phù hợp cho các case tầm HTPC và Mid-Tower.
Soi tới khu vực dàn CPU và phase. Nhìn sơ qua chúng ta sẽ dễ lầm tưởng là Gene sử dụng mô hình dàn phase 6+2 (6 cho CPU và 2 cho bộ nhớ) nhưng thực tế lại là 8+2. 8 phase được tập trung vào khu vực CPU và 2 phase độc lập tập trung ở khu vực RAM (xem hình dưới).
Khu vực RAM có 2 phase độc lập như mình đã nói ở trên. Với cá nhân mình mà nói thì không hiểu ASUS nghĩ gì mà lại đặt đèn LED báo lỗi ở đây. Vì khi mình sử dụng benchtable để test thì nếu là Maximus V Gene thì chỉ cần ngồi thôi thì cũng nhìn được mã lỗi rồi do LED được đặt ở khu vực phía dưới gần cổng SATA. Còn với Maximus VI Gene thì phải đứng dậy mà ngước đầu dòm lên phía trên để nhìn mã lỗi Với người khác thì không biết chứ với mình thì nó khá là phiền phức.
Hơn nữa, các khe cắm RAM đặt vị trí khá gần khu vực CPU khiến cho việc lắp RAM khi sử dụng tản CPU lớn khá là khó khăn. Cụ thể với tản Noctua NH-D14 rất khỏ để gắn RAM vào khe đỏ số 1 khi có nhu cầu sử dụng Dual Channel 1-3. Nếu dời thêm ra chút xíu nữa hay sử dụng tản trung bình cỡ Prolimatech Megahalems Rev.C thì việc lắp RAM sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Khu vực IO được Gene hỗ trợ khá đầy đủ các cổng kết nối chính dành cho nhu cầu giải trí HD. Ngoài rìa bên trái là bộ mPCIe combo thế hệ II tích hợp chức năng WiFi và Bluetooth kèm theo cổng kết nối các SSD chuẩn M.2 NGFF SSD.
Nói thêm về soundcard onboard của Gene một chút, nó được hỗ trợ bởi công nghệ âm thanh SupremeFX độc quyền của ASUS mà theo quảng cáo sẽ cho chất lượng đạt tới 115 dB mà không bị nhiễu.
Cũng nói cho anh em luôn là mình tai khá là trâu và cũng không biết test âm thanh như thế nào nên phần này mình xin skip qua nhé.
Khu vực cổng SATA: ngoài 6 cổng SATA III do Intel quản lý còn có thêm 2 cổng SATA III của Asmedia nữa. Với số cổng SATA như vầy mà không chơi RAID thì cũng hơi phí
OK, xong phần đầu tiếp tục qua phần bench hiệu năng mà trước đó hãy điểm sơ qua hệ thống test một chút:
Mày mò chỉnh điện tè le hột me, test tiếc đủ kiểu mình chỉ có thể ổn định i7 4770K ở mức 4.5GHz 1.26V và card Intel HD 4600 ở mức 1650 MHz trên air dù tản mình sử dụng là con "heo mập" NH-D14 thần thánh một thời và RAM set ở mức đúng trong SPD là 2400MHz 11-13-11 CR2 nhưng chỉ ăn có 1.55V thôi không như 1.65V của SPD.
Một số kết quả bench 4.5GHz (riêng phần ổ cứng thì do SSD của mình đang đi viện tầm 3 ngày mới về nên Crystal DiscMark cho mình nợ nhé).
Cinebench 11.5
CPU Queen
Memory Copy/Latency/Read/Write
Wprime 1024M 8 threads
WinRAR benchmark
Futuremark Series
3DMark 11
3DMark Vantage
CloudGate
Qua bench game thì Gene có sự thay đổi: Intel HD 4600 được đưa ra nghỉ và ASUS GTX 670 DC Mini được đưa vào thế chỗ vì HD 4600 đã tỏ ra xuống sức trước các đối thủ Resident Evil 6, Metro Last Light và Crysis 2.
Crysis 2
Metro Last Light
Resident Evil 6
Lý do mình lấy 3 game này là vì nó bench khá nhanh và có sẵn trong máy nữa, còn anh em nào muốn mình bench thêm game thì cứ post trong topic này, mình sẽ cân nhắc thêm vào một số benchmark nữa.