Mất bao lâu để có thể vẽ thành thạo hoặc ít nhất là không tệ? Có lẽ là một nỗi băn khoăn của rất nhiều người đang có ước muốn học vẽ hoặc thi vào các trường chuyên nghiệp. Để giải đáp thắc mắc này, hôm nay bạn hãy cùng Hoa Tâm tìm hiểu về lĩnh vực này nhé!
Làm sao để vẽ đẹp
​>>> Xem thêm cách dạy bé học vẽ !!!
Các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu nhằm giải đáp câu hỏi lâu đời nói trên. Họ cho rằng khả năng vẽ được tạo thành từ 3 yếu tố chính:
1. Khả năng nhận thức thế giới xung quanh của người vẽ.
2. Cách người đó ghi nhớ các thông tin, hình ảnh nhìn quan sát được.
3. Họ chọn những yếu tố nào trong vật thể để vẽ lại.
3 yếu tố này đều là những quá trình xảy ra bên trong não bộ con người. Nếu bạn không thể đáp ứng được các yếu tố trên thì cũng đừng quá lo lắng vì theo các nhà nghiên cứu tại Đại học London, mọi người đều có thể cải thiện chúng thông qua quá trình luyện tập.
1. Khả năng “nhìn” thế giới xung quanh
Nói một cách nôm na, những người không thể vẽ tốt là do họ chưa nhìn óc quan sát được hình ảnh thực sự của thế giới. Khi chúng ta nhìn vào 1 vật thể, hệ thống thị giác sẽ tự động đánh giá sai các thuộc tính như kích thước, hình dáng và màu sắc. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng chính các phán xét sai lầm này đã dẫn đến sai sót trong một bức Tranh vẽ. Khá nghịch lý, đây lại là cách mà chúng ta cảm nhận thế giới xung quanh.

Hơn nữa, hệ thống thị giác của chúng ta cũng rất “cố chấp”, nó luôn khẳng định kích thước của 1 vật là không đổi, bất chấp vật thể đó ở xa hay gần. Thực ra, hệ thống thị giác “biết được” là vật thể ở gần sẽ to hơn ở xa. Do đó, nó sẽ tự gửi thông tin sai về não để thông báo rằng “kích thước thật của vật thể không đổi đâu, đó chỉ là do sự xa gần thôi”.
Nhà nghiên cứu Justin Ostrofsky và các đồng nghiệp tại Đại học New York cho biết những người gặp vấn đề về khả năng xác định kích thước, hình dáng, màu sắc và độ sáng sẽ mất đi khả năng vẽ đẹp. Trong khi đó, những người vẽ tốt sẽ có cách chống lại sai lầm thị giác và “nhìn được” thế giới thật.
Tuy nhiên, theo Rebecca Chamberlain, nhà tâm lý học tại Đại học London thì sai lầm trong thị giác chỉ là 1 phần của vấn đề. Mới đây, Chamberlain và các đồng nghiệp của cô đã thực hiện một số thí nghiệm để xác định vai trò của khả năng ghi nhớ hình ảnh đối với năng khiếu vẽ tay.
2. Cách người đó ghi nhớ các thông tin, hình ảnh nhìn óc quan sát được.
Cuối cùng, trung tâm kết luận rằng những người có kỹ năng vẽ tốt, có khả năng ghi nhớ được hình ảnh của đối tượng cần vẽ thông qua một hình ảnh khác đơn giản hơn. Hơn nữa, người đó cũng cần phải có khả năng nhìn và nhớ một vật thể ở 2 giác độ:
· Tương quan tỷ lệ trên quy mô tổng thể.
· Tập trung vào từng chi tiết nhỏ của vật thể.
2 góc nhìn này sẽ được liên tục chuyển đổi qua lại một cách linh hoạt trong quá trình hoàn thành một bức vẽ đẹp.

3. Chọn những thành phần quan trọng của vật thể để vẽ lại
Hơn nữa, theo nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Tâm lý học, thẩm mỹ, lên ý tưởng và nghệ thuật, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra yếu tố thứ 3 hình thành nên khả năng vẽ đẹp. Theo đó, một người có thể vẽ tốt do họ biết chọn những thành phần quan trọng trong 1 vật thể để thể hiện lại. Một họa sĩ sẽ nhìn được chi tiết quan trọng trên vật thể cần vẽ, sau đó họ tập trung vào chi tiết đó và bỏ qua các yếu tố khác không cần thiết. tác phẩm cuối cùng là một bức vẽ tốt, đối tượng được thể hiện thông qua các chi tiết trọng yếu.

Luyện tập
Chỉ cần bạn thích vẽ và luyện tập thường xuyên, chắc chắn sẽ có những bức tranh được đánh giá cao, tuy nhiên cần sự kiên trì và không bỏ cuộc. Học vẽ có thể tự học mặt khác nếu bạn đến các nhóm dạy vẽ thì sẽ vững chắc hơn trong kiến thức và được luyện tập, góp ý để phát hiện ra lỗi sai của mình từ đó quá trình học vẽ của bạn sẽ bớt đi việc loay hoay trong lý thuyết.

Nếu các bạn đang tìm kiếm lớp học vẽ, Hãy liên hệ ngay đến Trung tâm nghệ thuật Hoa Tâm - Hotline: 0911404188
>>> Dạy bé cách vẽ con cá , vẽ còn mèo cực đơn giản !!!