Theo ông Ðỗ Khắc Hùng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm ứng dụng KHCN tỉnh, bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh sẽ đem lại hiệu quả hao hụt thấp (chỉ bằng 1/10 hao hụt của kho tán xạ), chất lượng củ giống cao năng suất cao hơn khoảng 20% và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với khoai bảo quản bằng kho tán xạ. Ðây là giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường trong nhà của nông dân do dàn khoai giống liền kề với phòng ngủ.



Ðể xây dựng kho, lắp đặt dàn máy lạnh có hiệu quả cần có sự tư vấn của cơ quan chuyên môn hoặc kinh nghiệm các địa phương đã xây dựng và đưa vào sử dụng kho lạnh bảo quản.

Quy trình bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh theo các bước sau:

Bước 1: Sau khi thu hoạch tiến hành phân loại, đóng khoai vào bao tải loại mắt thưa, mỗi bao khoảng 20kg và xếp vào kho. Xếp thành từng khối, cách nhau khoảng 20 – 30 cm để không khí lưu thông trong kho. Thời gian từ khi thu hoạch đến khi xếp khoai vào kho khoảng 7 ngày, không nên để khoai quá lâu. Tag: vi khuẩn vibrio

Bước 2: Vận hành máy: Giai đoạn đầu hạ nhiệt độ xuống dần dần, mỗi ngày hạ 1,50C. Ban đầu nhiệt độ trong kho bằng nhiệt độ ngoài trời (ví dụ 270C) hạ nhiệt độ xuống 180C, thời gian khoảng 6 ngày. Giai đoạn này làm cho khoai quen dần với nhiệt độ thấp và làm ráo vỏ khoai. Giai đoạn 2: Làm lành vết xước. Duy trì nhiệt độ trong kho nhiệt độ 180C trong thời gian 14 ngày. Giai đoạn này làm cho khoai lành các vết xước và chắc vỏ củ. Giai đoạn 3: Làm lạnh. Hạ nhiệt độ xuống dần dần, mỗi ngày xuống 1độ C, từ 180C xuống 30C - 40C, thời gian làm là 14 ngày. Giai đoạn 4: Bảo quản, duy trì và bảo quản nhiệt độ trong kho 30C - 40C suốt thời gian bảo quản (khoảng từ 150-200 ngày). Ở nhiệt độ này khoai ngủ, nghỉ không mọc mầm. Giai đoạn 5: Phục hồi, trước thời vụ trồng khoảng 25 ngày thì tiến hành nâng cao dần nhiệt độ trong kho, mỗi ngày tăng 20C, từ 40C nâng lên 180C. Ở nhiệt độ 180C duy trì trong 2 ngày, sau đó tiếp tục nâng nhiệt độ, mỗi ngày 20C, từ 180C lên bằng nhiệt độ ngoài trời. Giai đoạn phục hồi khoảng 12 ngày, thời gian này làm cho khoai quen dần với nhiệt độ cao và chuẩn bị mọc mầm. Ðộ ẩm trong kho đạt 90 – 95%. Sau phục hồi khoảng 7 – 10 ngày là khoai mọc mầm. Mầm đỉnh và mầm bên đều mọc và mọc nhanh. Nên chuyển khoai về nơi trồng khi khoai mới nhú mầm vì nếu để mầm dài, mầm dễ bị dập trong khi vận chuyển. Tag: men vi sinh

Một số địa chỉ cung ứng thiết bị và tư vấn xây dựng kho lạnh tin cậy như: Trung tâm nghiên cứu Cây có củ - Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam; Bộ môn nghiên cứu Cây có củ - Viện cây lương thực thực phẩm, Gia Lộc - Hải Dương; Liên hiệp ứng dụng và Phát triển công nghệ thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam…

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã có khoảng hơn 100 kho lạnh bảo quản khoai tây giống ứng dụng công nghệ bảo quản lạnh. Hai huyện Ðông Hưng và Vũ Thư có số lượng kho bảo quản lạnh nhiều nhất. Ông Ðỗ Khắc Hùng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm ứng dụng KHCN, Sở KHCN Thái Bình cho biết thêm: ngoài tính năng, tác dụng bảo quản khoai tây giống, kho lạnh bảo quản còn có thể là nơi chứa thực phẩm như rau, củ, quả sạch hoặc thủy hải sản...trước khi xuất khẩu. Mỗi địa phương nên đầu tư xây dựng một hoặc vài kho lạnh để có thể bảo quản không chỉ là khoai tây giống, mà còn dùng để bảo quản các mặt hàng nông sản, thực phẩm sạch khác trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Tag: tôm chậm lớn

Nguồn: 2lua.vn/article/quy-trinh-bao-quan-khoai-tay-giong-bang-kho-lanh-42725.html