Như đã biết bệnh gout hình thành với nguyên nhân chủ yếu do nạp quá nhiều đạm vào cơ thể gây tích tụ acid uric tạo thành các tinh thể muôi urat gây nên bệnh, khiến người bệnh hạn chế việc ăn uống. Câu hỏi được đặt ra là bệnh gút có nên uống sữa không?
Trong cuộc sống hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó sự thiếu rèn luyện, cả ngày ngồi trong văn phòng, ... cùng chế độ sinh hoạt không khoa học khiến con người ngày càng mắc phải rất nhiều tật bệnh. Bệnh gout là loại bệnh do thói quen ăn uống, sinh hoạt gây nên với chế độ ăn nhiều đạm có gốc purin. Từ thế kỷ 17, thịt đỏ, hải sản và các sản phẩm từ sữa được xem là nguyên nhân gây khởi phát bệnh gout. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học New England (Anh) đã chỉ ra sữa và các sản phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân gây bệnh lý này mà thậm chí, chúng còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout. Và câu trả lời cho câu hỏi người bị bệnh gout có nên uống sữa không đã có lời giải đáp thích đáng.


Gout thực chất là một bệnh lý về rối loạn chuyển hóa, liên quan đến việc tăng hoặc đào thải acid uric trong cơ thể. Người bị bệnh thường có các khớp xương sưng to, sung huyết, căng ra và đỏ lên, phù nề làm cho người bệnh cảm thấy đau đớn khó chịu. Các cơn đau do bệnh gout thường đi từ mức độ nhẹ đến nặng, rồi từ tần suất thưa đến dần dần nhiều lên. Những lúc cơn đau lên nhiều, người bệnh không đi lại được, sinh hoạt khó khăn, tinh thần và sức khỏe giảm sút, hệ miễn dịch yếu dần.

Để điều trị bệnh gout, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Muốn chữa khỏi gout, người bệnh phải giảm acid uric trong huyết thanh. Để giảm hàm lượng acid uric trong máu thì cần cắt giảm nguồn acid uric đưa vào, bằng cách giảm thức ăn có nhiều đạm chứa gốc purin và tăng cường đào thải acid uric. Vì thế, ngoài việc hạn chế các thực phẩm giàu đạm gốc purin như thịt, nội tạng động vật và hải sản thì rất nhiều người quan tâm người bị bệnh gout nên uống sữa không.

Người bị bệnh gout có nên uống sữa không?
Nghiên cứu do tiến sĩ Hyon K. Choi (Bệnh viện Đa khoa Massachusetts) cùng đồng nghiệp thực hiện đã cho thấy: nếu ăn quá nhiều thịt mỗi ngày, nhất là thịt bò, thịt lợn và thịt cừu thì nguy cơ phát triển bệnh gout sẽ tăng đến 21%. Nếu tiêu thụ nhiều hải sản mỗi tuần thì nguy cơ mắc bệnh gout sẽ tăng lên 7%. Điều đáng ngạc nhiên là việc uống mỗi ngày từ 1 đến 3 cốc sữa sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gout lên đến 43%.


Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng sữa và các sản phẩm từ sữa có thể làm giảm acid uric trong máu, giúp phòng chống và ngăn ngừa tình trạng phát triển của bệnh gout.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh gout, người bệnh phải kiêng khem đủ thứ, sữa là một nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú đảm bảo cho bệnh nhân đầy đủ dinh dưỡng và sức khỏe vượt qua quá trình điều trị bệnh. Đây cũng là một phương pháp sử dụng thuốc dân gian chữa bệnh gout.

Cách chọn sữa cho người bị bệnh gout
Như vậy có thể thấy, uống sữa có tác dụng tốt cho người bị bệnh gout. Các sản phẩm làm từ sữa cũng có lợi ích tương tự. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên khi muốn sử dụng sữa tốt cho cơ thể, người bệnh gout cần cân nhắc lựa chọn cho mình một loại sữa phù hợp, bởi không phải loại sữa nào cũng tốt cho người bị bệnh gout.

  • Không dùng các loại sữa và các thực phẩm có nhiều đường:

Người bị bệnh gout thường kèm theo rối loạn chuyển hóa đào thải các chất qua thận. Do vậy nên khi dùng sữa và các loại thực phẩm khác có nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường, suy thận…

Những thực phẩm nhiều đường cũng dễ dàng khiến cơ thể tăng cân, béo phì, không tốt cho sức khỏe.

Một nghiên cứu cho thấy rằng: những người tiêu thụ nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác.

  • Không dùng các sữa có chứa nhiều chất béo: Sẽ làm tăng nguy cơ béo phì không tốt cho người bị bệnh gout.



Người bị bệnh gout hoàn toàn có thể bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa vào chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý tới việc chọn sữa và sử dụng sữa đúng cách để hỗ trợ chữa trị bệnh.

Người bệnh nên chọn sữa tươi và các chế phẩm từ sữa loại ít béo, ít hoặc không có đường. Ngoài ra, người bệnh nên uống nhiều nước mỗi ngày (từ 2 – 3 lít nước/ngày) sẽ giúp tăng cường đào thải bớt lượng axit uric dư thừa; tránh thức ăn giàu đạm gốc purin như phủ tạng động vật, thịt đỏ, hải sản,… Những loại thịt gia cầm (ngan, gà, vịt) chứa ít purin cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Đồng thời, bệnh nhân không nên hút thuốc, cần cai rượu, bia… để tránh làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo thêm sản phẩm Vương Khớp An, một trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp mang lại hiệu quả tốt nhất hiện nay, để có thể nhanh chóng chữa khỏi bệnh gout.

Thành phần: Glucosamine, hy thiêm thảo, phòng phong, độc hoạt, ngư tất bắc, đương quy, vỏ liễu trắng...

Liều dùng: Uống 1 viên/lần, ngày 2-3 lần theo hướng dẫn của bác sĩ.Uống sau ăn 30 phút - 1 giờ. Mỗi đợt sử dụng từ 2-3 tháng và có thể tiếp tục sửdụng nhắc lại 2-3 đợt trong năm.


Công dụng:

  • Giúp tăng tiết dịch khớp, bổ sung chất nhầy dịch khớp, giúpbảo vệ và tái tạo màng sụn khớp, giúp khớp vận động linh hoạt.
  • Hỗ trợ giảm đau do viêm khớp, sưng khớp, khô khớp, bong gân, dãn dây chằng...

Để có thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng để lại thông tin ngay tại dưới đây hoặc gọi điện tới số Hotline 0985686999 để được chúng tôi tư vấn miễn phí!

Nguồn: https://vuongkhopan.com/benh-gut-co-nen-uong-sua-khong