Một chủ nhà ở Mỹ ghi lại cảnh tượng hiếm gặp khi chim sẻ đỏ mớm thức ăn cho đàn cá vàng như thể những đứa con của nó.



Sau khi câu chuyện gia đình đại bàng đầu trọc ở Canada nuôi dưỡng chim ưng mồ côi suốt 6 tuần lan truyền trên mạng, các nhà khoa học cho biết trong tự nhiên có không ít những tình huống kỳ lạ về mối quan hệ giữa những loài động vật tưởng như không thể chung sống cùng nhau. Một trong những ví dụ như vậy là trường hợp chim sẻ đỏ đầu đen (blackhead cardinal) mớm mồi cho đàn cá vàng ở Mỹ, theo National Geographic.

Video con chim sẻ nhảy dọc ao và thả hạt giống xuống cho những con cá đang há mỏ chực ăn được Lou Ann Pence, một cư dân ở bang Illinois, Mỹ, chia sẻ trên YouTube năm 2010. Pence cho biết con chim sẻ đỏ đáp xuống ao 6 lần một ngày để cho cá ăn. Tag: may thoi khi

Các chuyên gia đưa ra một số giả thuyết khác nhau về lý do con chim mớm thức ăn cho một loài hoàn toàn khác. "Suy đoán của tôi là hình dạng chiếc miệng há ra của cá vàng trên mặt nước trông tương tự như kích thước và hình dáng mỏ của chim non lúc chuẩn bị đớp mồi. Điều đó thôi thúc bản năng mớm thức ăn ở con chim trưởng thành", Christina Riehl, nhà sinh vật học ở Đại học Princeton, Mỹ, lý giải.

Chim non chưa rời tổ thường có chiếc mỏ màu sắc sặc sỡ như đỏ tươi và vàng. Hành động há miệng của con non trở thành tâm điểm chú ý đối với chim bố mẹ. Đó là một gợi ý trực quan mang nghĩa "Cho con ăn!", theo Riehl. Tag: canh quat oxy

"Đó là một minh chứng thú vị cho thấy những kích thích đơn giản có thể thúc đẩy hành vi bản năng như thế nào, ngay cả trong tình huống dường như không thích hợp", Riehl nói.

Riehl cho rằng hành động cho cá ăn là sự lãng phí thời gian đối với con chim sẻ đỏ. Nhưng xét từ phía những con cá, chúng có thể vui vẻ chấp nhận bữa ăn miễn phí, theo Kevin Roche, nhà sinh vật học ở Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòa Czech. Roche cho biết, họ cá chép, trong đó có cá vàng, rất thông minh và có thể ghi nhớ những khu vực có thức ăn dồi dào hoặc thường xuyên được cung cấp. Chúng ngoi lên mặt nước vừa để ăn côn trùng và con mồi khác, vừa để hít thêm khí oxy.

Đây không phải là lần đầu tiên cảnh tượng chim sẻ đỏ cho cá vàng ăn được ghi lại. Theo Robert Mulvihill, nhà điểu học ở Vườn chim quốc gia tại Pittsburgh, Pennsylvania, Mỹ, trong một cuốn sách từ thập niên 1960 ở Thư viện Tự nhiên LIFE đã có bức ảnh đen trắng về chim sẻ đỏ cho cá vàng ăn. Tag: thiet bi tao oxy

"Trong video năm 2010, cách giải thích tốt nhất là hành động cho ăn thể hiện hành vi mớm ăn của chim bố mẹ, có thể từ một con chim vừa mất con", Mulvihill giải thích.

Trong số những video tương tự đăng trên mạng xã hội, chim thiên nga đen và vịt cũng cho cá vàng ăn, nhưng Riehl không chắc hai trường hợp cùng nguyên nhân. Theo Riehl, chim sẻ đỏ non không thể tự kiếm mồi, chúng chưa mọc lông, chưa mở mắt và phụ thuộc hoàn toàn vào chim bố mẹ. Nhưng con non của những loài sống dưới nước như thiên nga hay vịt có thể sống độc lập sau khi sinh, nghĩa là chúng đã mọc lông, mở mắt và có thể rời tổ khi mới nở.

Do đó, về mặt lý thuyết, chim thiên nga và vịt sẽ không phản ứng với cá vàng đang há miệng giống như chim sẻ đỏ. Dale James, giám đốc bảo tồn và hoạch định của tổ chức Ducks Unlimited đồng ý với Riehl. "Cả thiên nga và vịt đều ở trong môi trường nuôi nhốt. Vì vậy, chúng có thể ăn những loại thức ăn dạng tròn và thật bất thường khi chúng nhúng thức ăn xuống nước", James nói.

Nguồn: vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/chim-se-mom-thuc-an-cho-dan-ca-vang-3622605.html?utm_source=search_vne