Đối với mỗi chị em phụ nữ việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là chuyện thường làm để giúp chị em phát hiện những ván đề về sức khỏe. Trễ kinh cũng chính là một hiện tượng, một dấu hiệu cho thấy chị em đang gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản. Chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên nhân tại sao bị trễ kinh và khắc phục trễ kinh như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.
Trễ kinh nguyệt là gì?
Trong một chu kỳ của phụ nữ thường được tính từ ngày cuối cùng cho đến ngày bị hành kinh của tháng tiếp sau. Trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là từ 28 - 35 ngày. Tuy nhiên, lại có rất nhiều người sau 35 ngày vẫn chưa thấy hành kinh xuất hiện, chưa có dấu hiệu nào cho thấy bạn sắp đến ngày. Đó chính là hiện tượng bị trễ kinh ở chị em.

Kinh nguyệt bị trễ là dấu hiệu của chứng bị rối loạn kinh nguyệt, là hiện tượng đến ngày kinh nhưng không thấy kinh xuất hiện, kinh nguyệt lần đầu sau sinh.


Nguyên nhân gây trễ kinh nguyệt
Trễ kinh nguyệt cũng có thể do rất nhiều nguyên nhân gây lên. Nhưng chủ yếu những nguyên nhân dưới đây mới là thủ phạm khiến kinh nguyệt bị trễ.
  • Mất cân bằng homone gây trễ kinh nguyệt.


Những trường hợp bị rối loạn nội tiết tố, thừa hay thiếu hormone đều có thể kiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị thay đổi trễ kinh, rong kinh và thậm chí bạn có thể bị mất kinh.
  • Trễ kinh do tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc tránh thai hay thuốc trầm cảm, kháng sinh mà cơ thể bị kháng thuốc cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trễ kinh nguyệt.
  • Tập luyện hay lao động quá sức

Khi cơ thể bị kiệt sức do lao động hoạt động quá mức sẽ khiến cho cơ thể bị tụt huyết áp, giảm năng lượng, mệt mỏi ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn máu và gây bị trễ kinh.
  • Trễ kinh nguyệt do bị stress, tâm lý căng thẳng

Hiện nay chị em phụ nữ lao vào công việc, bỏ ăn bỏ ngủ để làm việc hay là những vấn đề về tâm lý từ gia đình, áp lực từ cuộc sống khiến chị em bị căng thảng. Từ đo sẽ khiến chị em kinh nguyệt bị trễ.
  • Sa sút vì nạo phá thai không an toàn

Những chị em sau khi nạo phá thai không an toàn thường sẽ khiến gặp nhiều vấn đề bất thường về kinh nguyệt. Bởi có thể do cổ tử cung bị dính trong quá trình cuộc phẫu thuật diễn ra dẫn đến ứ huyết và gây hiện tượng trễ kinh.


Cách khắc phục chứng trễ kinh
Trễ kinh là một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản. Do vậy, khi thấy bất kỳ dấu hiệu không có kinh quá 7 ngày, chị em cần đi khám để được tư vấn và chuẩn đoán sức khỏe hiện tại của mình.

Bên cạnh đó, chị em phụ nữ có thể sử dụng một số loại thuốc điều hòa kinh nguyệt, thuốc cân bằng nội tiết tố nữ. Tuy nhiên cần có sự cho phép của các y bác sỹ.

Đồng thời, chị em nên nhớ, để khắc phục chứng kinh nguyệt trễ cần chú ý đến chế độ ăn uống, nên ăn gì và không nên ăn gì tốt cho cơ thể cho sức khỏe sinh sản. Kết hợp luyện tập thể dục thể thao đúng cách. Và đối với những ngày đến kinh thì không nên tập luyện quá mức, quá sức đê cơ thể không bị đuối sức.

Đối với những cặp vợ chồng nên hiểu rõ và quan hệ an toàn tránh để bị thai ngoài ý muốn và sử dụng các cách nạo phá thai không an toàn gây trễ kinh nguy hiểm đến sức khỏe sau này.

Trên đây là những điều cần biết về hiện tượng trễ kinh, kinh nguyệt hay bị trễ. Kinh nguyệt rất quan trong đối với cuộc sống sinh sản của chị em phụ nữ. Do đó, chị em cần biết cách bảo vệ bản thân, giữ sức khỏe tránh những điều không lành không đáng có.