Hướng dẫn nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ. Bật mí các bí kíp chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.
Hiện tượng thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là nôn trớ, nhất là trường hợp khi trẻ bị ăn no hoặc bú quá no. Đây được cho là một sinh lý thường gặp không quá đáng ngại. Tuy vậy, khi nôn trớ diễn ra thường xuyên ngay cả lúc không quá no hoặc nôn trớ ngay sau khi thay đổi tư thế đột ngột… thì bố mẹ cần nghĩ ngay tới bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.

Phân biệt nôn trớ do trào ngược dạ dày ở trẻ và nôn trớ thông thường
Nôn trớ do trào ngược dạ dày ở trẻ có rất nhiều điểm khác nhau so với nôn trớ thông thường.

Nôn trớ sinh lý và nôn trớ do trào ngược dạ dày có rất nhiều điểm khác nhau, các bạn có thể phân biệt nôn trớ sinh lý và nôn trớ do trào ngược theo bảng dưới đây.





Phân biệt nôn trớ bình thường và nôn trớ do trào ngược dạ dày ở trẻ

Nguyên nhân nào dẫn tới trào ngược dạ dày ở trẻ
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh sẽ xảy ra khi thức ăn của trẻ đi ngược từ bệnh đau dạ dày lên trên thực quản, thay vì đi theo các chiều tự nhiên từ thực quản dưới dạ dày. Mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ còn phải tùy thuộc vào thể trạng của bé.

- Một số nguyên nhân dưới đây sẽ cho thấy rằng bé bị mắc trào ngược dạ dày thực quản như thế nào:

Dạ dày của bé chưa phát triển hoàn thiện: Giai đoạn này sẽ dạ dày của trẻ sẽ nằm ngang và cao hơn so với dạ dày của người lớn. Bên cạnh đó thì các cơ thắt ở hai đầu dạ dày sẽ chỉ mở ra khi có thức ăn đi qua và đóng kín lại khi dạ dày co bóp nhào trộn lại thức ăn chưa thực sự ổn định. Nên thỉnh thoảng thức ăn sẽ trào ra và đi ngược lại lên trên.

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự ổn định: Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, bởi trong giai đoạn này trẻ nằm ngang và cao hơn so với người trưởng thành. Lúc này thì cơ thắt 2 đầu dạ dày đóng mở chưa đều dẫn tới thức ăn dễ bị trào ngược và lên trên phần thực quản.

Tư thế bú ở trẻ chưa được đúng: Thường thì các mẹ hay nằm cho các con bú đặc biệt là vào ban đêm. Khi nằm bú ở tư thế đó thì trẻ sẽ dễ dàng bị nôn trớ nhiều hơn do lúc này dạ dày như một cốc sữa nằm ngang khiến sữa có thể trào ra ngoài. Lúc này thức ăn của trẻ thường lỏng nên có thể dễ dàng lọt ra ngoài khi có khe hở của thực quản.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ dẫn đến nhiều nguy hiểm như sặc sữa, thức ăn qua mũi, nôn ra máu. Trẻ có hiện tượng không muốn bú, uốn éo vặn khó chịu, lười ăn… do vậy cân nặng của trẻ bị sụt hoặc khó có thể tăng cân mà không rõ lý do. Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cũng khiến các bé mắc một số vấn đề về hô hấp như nghẹt thở, thờ khò khè, tím tái thậm chí nguy hiểm hơn là ngưng thở. Do vậy, cần hết sức chú ý trong chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản.

Khi nào cần cho trẻ đi khám?
Nếu không được điều trị, bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sẽ để lại nhiều biến chứng:

- Viêm thực quản: với các mức độ khác nhau có thể dẫn đến sẹo, hẹp thực quản. Nặng nề nhất là tình trạng viêm thực quản thường xuyên có thể dẫn đến ung thư, tuy nhiên biến chứng này ít gặp ở trẻ em.

- Viêm hô hấp: Khi thức ăn bị trào ngược lên trên miệng, mũi thì sẽ khiến cho trẻ em có thể bị viêm mũi họng, khò khè kéo dài, rất ít hoặc không đap ứng được các phương pháp điều trị thông thường. Nặng hơn nữa đó là trẻ sẽ có thể khó thở do viêm thanh quản cấp hoặc hen phế quản.

- Một sốt biến chứng khác có thể gặp ở trẻ bị bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ như mòn răng, viêm tai, sụt cân, chậm lớn,…

Chăm sóc và điều trị trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản




Chăm sóc bé bị trào ngược dạ dày thực quản

Việc chăm sóc bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sẽ cần chú ý một vài điểm sau:

  • Cho trẻ bú, ăn uống đúng tư thế, đảm bảo núm ti có lỗ thoát sữa phù hợp với nhu cầu của bé bị tránh sặc.
  • Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.
  • Sau khi cho trẻ ăn thì cần giữ cho trẻ ở tư thế thẳng đứng, tránh lắc rung khiến cho trẻ bị nôn trớ ra bên ngoài.
  • Thời kì trẻ ăn dặm, cần nấu đồ ăn đặc hơn và dễ dàng tiêu hóa.
  • Một số trường hợp sau khi trẻ bị nôn, không nên cho trẻ ăn lại ngay, nên dùng nước ấm để giúp cho trẻ súc miệng.
  • Nên hút mũi cho trẻ khi sặc thức ăn hoặc sữa trào lên mũi.
  • Chú ý khi bé nằm ngủ, nên để cho bé nằm nghiêng tránh bị nôn trớ khi nằm ngửa sẽ dễ sặc lên mũi gây ra tắc thở
  • Không áp dụng cách chữa đau dạ dày tức thời


Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh cần phải đặc biệt chú ý. Trong quá trình chăm sóc, nếu trẻ có các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản như nôn trớ nhiều lần, nôn trớ ngay cả khi không được ăn no, gầy gò, biếng ăn, viêm đường hô hấp…

Khi đó bạn cần đưa bé lên các cơ sở y tế để có thể chuẩn đoán và điều trị kịp thời. Mọi thông tin chi tiết về bệnh cũng như các ý kiến đóng góp về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ xin vui lòng gửi về số hotline của Trường An Vị: (04) 2268 0999 hoặc 0985.686.999