Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị ho thường là cảm lạnh, virut… Với các bạn nhỏ mới sinh, các mẹ không nên nóng vội và hấp tấp mà nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị kịp thời, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho là:
Xem thêm: Tổng hợp các mẫu ghế ăn cho bé độc đáo

Do cảm lạnh

Với các trường hợp bé bị cảm lanh, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước miếng, biếng ăn, hoặc sốt, và một trong những dấu hiệu khác đó là ho.

Virus hợp bào hô hấp

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một loại virus thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các dấu hiệu củ nó thường giống như cảm lạnh nhưng các bé sẽ ho nặng hơn và thở khó khăn hơn. Virus này thường xuất hiện và tấn công các bé từ tháng 11 đến giữa tháng 3 và thường có tác hại như cảm. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến các bệnh về hô hấp, viêm phế quản và viêm phổi…




Viêm tắc thanh quản

Một loại virus sẽ gây ra bệnh khó thở làm hẹp khí quản, viêm tắc thanh quản. Dấu hiệu của bệnh là tiếng ho trầm và thường trở nặng về đêm. Mặc dù bé có thể ho khá nặng nhưng có thể vẫn điều trị được tại nhà, nên các mẹ đừng lo lắng. Tuy nhiên, để an toàn hơn, các mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn các điều trị tốt hơn.

Dị ứng, hen suyễn và các chất kích thích trong môi trường

Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng với một thứ gì đó trong môi trường như: lông mèo hoặc bụi, bé sẽ có những triệu chứng giống cảm lạnh kéo dài. Tình trạng này có thể gây nghẹt mũi hoặc hảy nước mũi, hoặc bé có thể bị ho do dịch nhầy chảy từ sau xoang xuống mặt sau của cổ họng.


Nếu bé bị hen suyễn sẽ thường xuyên ho nhiều, đặc biệt là về đêm. Các bé bị hen thường sẽ cảm thấy mình bị tức ngực, thở khò khè và khó thở. Ngoài ra, trẻ có thể bị ho khi gặp một chất kích thích nào đó trong môi trường như: khói thuốc lá hay một chất ô nhiễm nào đó. Và điều bạn cần làm ngay là loại bỏ các tác nhân này một cách nhanh nhất.

Viêm phổi

Các bé sơ sinh nếu bị cảm lạnh thông thường mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm phổi. Và nếu các bé có các dấu hiệu như: ho liên tục, khó thở, sốt, đau nhức cơ thể, ớn lạnh, thì các mẹ nên đưa bé đến bác sĩ ngay nhé!

Viêm xoang

Nếu bé xuất hiện các dấu hiệu như: ho và chảy nước mũi trong mười ngày liên tục mà không đỡ. Thì có thể bé đã mắc chứng viêm xoang rồi. Khi xoang bị viêm nhiễm sẽ làm các bé ho nhiều vì chất nhầy liên tục chảy xuống mặt sau của cổ họng, dẫn đến ho. Nếu xác định trẻ bị viêm xoang, các bác sĩ sẽ kê đơn cho bé uống kháng sinh nhưng đôi khi, một số trường hợp sẽ được quan sát để kê đơn sau.




Nuốt hoặc hít phải vật lạ

Nếu trẻ sơ sinh bị ho hơn 1 tuần mà không có các dấu hiệu như: sổ mũi, sốt, mệt mỏi hoặc dấu hiệu dị ứng như chảy nước mũi trong thì có thể là do vật thể lạ đã mắc vào trong cổ họng hoặc phổi của bé.


Các mẹ nên chú ý tình trạng này bởi nhiều trường hợp, các bé đến bệnh viện sau khi hít phải vật lạ và đã bị viêm phổi rôi. Các vật nhỏ như: một mẩu thức ăn, một miếng nhựa nhỏ…, các vật này rơi vào phổi sẽ tạo điều kiện phát sinh viêm nhiễm. Nếu nghi ngờ vật lạ ở trong phổi của bé, các mẹ nên yêu cầu chụp X-quang ngực. Nếu có vật lạ thì phải phẫu thuật để lấy vật lạ ra gnay, còn nếu viêm phổi thì nên điều trị cho các bé bằng kháng sinh.

Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị ho?

Khi trẻ sơ sinh bị ho, do sứ đề kháng còn yếu cùng với các yếu tốt khác như: thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, bụi bẩn hay khói thuốc lá… sẽ khiến tình trạng của bé bị nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời.

Với trường hợp trẻ sơ sinh bị ho nhẹ

Nếu trẻ bị ho nhẹ do thay đổi khí hậu, làm cho bé bị sổ mũi hoặc sốt nhẹ nhưng nếu các bé vẫn không quấy khóc ba mẹ không nên lo lắng quá. Điều cần làm là nên giữ các bé ở trong nhà để tránh gặp gió sẽ làm bệnh nặng hơn. Không nên để bé trong phòng điều hòa hoặc để quạt thẳng vài mà nên để quạt xoay sẽ tốt hơn.




Với trường hợp trẻ sơ sinh bị ho nặng

Nếu các bé bị ho liên tục kèm theo hiện tượng sốt cao, khiến bé mất sức, mệt khỏi, làm cho việc ăn uống uống gặp khó khăn thì các mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ho và có phương pháp điều trị phù hợp. Tránh trường hợp bé không được điều trị kịp thời, dẫn đến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.


Chắc chắn nếu em bé nhà bạn bị ho, ba mẹ sẽ rất lo lắng nhưng các mẹ không nên quá nóng vội, mà nên đưa bé đến gặp các bác sĩ ngay đề được điều trị trước khi quá muộn nhé! Bởi trẻ sơ sinh không nói được, cũng không thể điều trị được bằng một số phương pháp hay các loại thuốc đặc trị nên các mẹ, các bố nên đặc biệt chú ý đến biểu hiện của trẻ, dù là nhỏ nhất nhé!

Theo chaocon.com