“Riêng Tập đoàn Thủy sản Minh Phú đã quyết tâm đến 2021 xuất khẩu tôm đạt 2 tỷ USD. Vậy còn 8 tỷ USD nữa với 28 tỉnh có biển và nhiều doanh nghiệp lớn, tại sao không đạt 10 tỷ USD sớm?... Tôi đặt vấn đề với các đồng chí đến năm 2025 phải đạt 10 tỷ USD” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.



Trong ảnh: Thu hoạch tôm thẻ chân trắng tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng). Ảnh: Chúc Ly

Chủ trì hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam (ngày 6.2 ở Cà Mau), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng mục tiêu mà Bộ NNPTNT đưa ra cho ngành tôm là xuất khẩu đạt giá trị 10 tỷ USD vào năm 2030 là quá thấp. Tag: may thoi khi

Nhiều lợi thế phát triển con tôm

Năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 90 thị trường, đạt kim ngạch hơn 3,1 USD, tăng 6,7% so với năm 2015, trong đó tôm thẻ chân trắng chiếm hơn 62%, tôm sú chiếm gần 30%, tôm biển khác chiếm 8,3%. Định hướng phát triển ngành tôm, phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu tôm đạt trên 4,5 tỷ USD; phấn đấu đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu đạt 8-10 tỷ USD; phấn đấu đến năm 2020 chủ động được trên 50% tôm bố mẹ sản xuất trong nước. (nguồn: Bộ NNPTNT)

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo 28 tỉnh ven biển, đặc biệt là 6 tỉnh trọng điểm nuôi tôm vùng ĐBSCL cùng 50 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu tôm, đại diện nông dân.

Báo cáo của Bộ NNPTNT, năm 2016 là năm đặc biệt khó khăn với ngành nông nghiệp và nuôi tôm do tình hình hạn, mặn diễn ra khốc liệt tại ĐBSCL. Chỉ riêng 3 tỉnh trọng điểm (Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang) tổng diện tích thiệt hại khoảng trên 188.000ha. Tuy nhiên với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ NNPTNT và các địa phương, sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp, người nuôi với các giải pháp phù hợp, ngành tôm đã đạt được những kết quả ngoạn mục. Tag: canh quat oxy

Nhiều đại biểu cho rằng, hiện nay, sản phẩm tôm vẫn là mặt hàng được ưa chuộng, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Hiện chưa có ngưỡng giới hạn đối với sản phẩm tôm, giá tôm hầu như chưa bị rớt giá hoặc khủng hoảng về giá. Điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu (đặc biệt là vùng ĐBSCL) rất phù hợp để nuôi tôm. Diện tích nuôi và sản lượng tôm sú (loài bản địa) nước ta vẫn đang chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới (30-38%). Nhiều mô hình nuôi hiệu quả, có triển vọng đã xuất hiện như nuôi tôm rừng, tôm lúa, tôm sinh thái...

Đồng thời, tình hình xâm nhập mặn và kịch bản nước dâng sẽ dẫn đến nhiều vùng đất bị nhiễm mặn, có khả năng mở rộng diện tích nuôi tôm hoặc nhiều diện tích cần phải chuyển đổi sang nuôi tôm để thích ứng. Diện tích nuôi tôm nước lợ có khả năng mở rộng lên 800.000-1.000.000ha (chủ yếu ở ĐBSCL).

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, cho rằng: Trong chương trình tái cơ cấu nền nông nghiệp, một vấn đề nổi lên là chúng ta phải lựa chọn được những mặt hàng sản xuất mà Việt Nam có lợi thế trong phân công chuỗi giá trị toàn cầu. Và con tôm là đối tượng được xác định hàng đầu vì không gian phát triển rất lớn. Chính điều kiện thiên nhiên ưu đãi cho chúng ta con tôm đặc sản là con tôm sú, một trong rất ít quốc gia có đối tượng con tôm này. Tag: thiet bi tao oxy

“Tiềm năng phát triển con tôm không chỉ là xuất khẩu 3 tỷ USD, 700.000ha nuôi như hiện nay mà còn cao hơn nhiều miễn là chúng ta có khát vọng, có quyết tâm” - Bộ trưởng Cường bày tỏ.

Về thị trường, Bộ trưởng Bộ NNPTNT nhấn mạnh, cho đến nay và các năm tới khẳng định chưa có giới hạn về đầu ra của con tôm, miễn là chúng ta phải làm tốt. Cho đến hiện nay, không có một con gì nuôi mà tốc độ sinh khối, giá trị thu nhập cao như con tôm, nếu làm đúng. Qua 20 năm phát triển ngành hàng, chúng ta đã tạo dựng được những yếu tố rất căn bản ban đầu cho hình thành ngành tôm Việt Nam.

Chia sẻ với quyết tâm của Bộ trưởng Cường, ông Nguyễn Tiến Hải – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thông tin: Năm 2016, mặc dù chịu nhiều tác động bất lợi của thị trường, giá cả nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh Cà Mau vẫn đạt gần 1 tỷ USD, chiếm 33% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, giải quyết việc làm cho trên 300.000 người.

Nguồn: 2lua.vn/article/nam-2025-nganh-tom-dat-10-ty-usd-589bc8e9e4951964508b456c.html