Brand
Digital Marketing

Trong cuộc sống số hối hả hiện nay, có bao giờ bạn giật mình nhận thấy mình không còn cầm trên tay những tờ báo đọc tin tức, không xem những quyển truyện như hồi bé, rất ít khi bạn ghé thăm các cửa hàng mua sắm như nhiều năm trước?. Thay vào đó bạn sử dụng điện thoại, máy tính để lên mạng và làm tất cả những điều đó….

Với bạn điều này cũng không có nhiều ý nghĩa nhưng với những maketer truyền thống thì nó như một sự thay đổi khiến họ có thể khốn đốn.

Muốn giàu phải kinh doanh

Nếu bạn chỉ đi làm công sở ngày 8 tiếng, hàng tháng lĩnh đều 1 số lương nhất định, sau vài năm tiền lương có tăng nhưng nó chỉ khiến bạn đủ đầy chứ giàu lên thì không thể. Muốn giàu tất nhiên phải kinh doanh. Từ khi mở 1 cửa hàng nhỏ đến khi thành lập công ty…Hơn thế nữa có ai kinh doanh mà chỉ ngồi chờ khách đến, ế là chắc! Buôn bán thì phải rao lên như bác bán tiết nóng ngoài đườngi, là tờ rơi phát đầy ngã ba…..và với những công ty, doanh nghiệp người ta gọi đó là marketing, là tiếp thị.

Marketing giúp doanh nghiệp chắp thêm đôi cánh

Với sự bùng nổ của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp dường như được chắp thêm đôi cánh, họ hăng hái xây dựng thương hiệu của mình, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường với mục đích duy nhất: lợi nhuận. Marketing chính là công cụ hỗ trợ giúp thực hiện mục đích đó .

Ban đầu họ tận dụng mọi cơ hội để có thể quảng cáo: dán các biển quảng cáo ở nơi nhiều người trông thấy, tìm mọi cách xin một chỗ trên các trang quảng cáo của báo và tạp chí, hay cố gắng chen vào các chương trình quảng cáo được phát sóng vào khung giờ vàng trên radio và ti vi.

Không thể phủ nhận những hiệu quả của marketing truyền thống.

digital-marketing


Sự hấp dẫn của thế giới internet đã khiến chúng ta chìm đắm vào đó mà bỏ quên những tờ báo, những biển quảng cáo ngoài trời hay những chương trình ti vi, radio. Các marketer truyền thống trở nên hụt hẫng! Mọi công sức của họ sắp đổ xuống sông xuống biển thật rồi! Làm sao để quảng cáo, để kinh doanh khi khách hàng không thèm ngó ra ngoài nữa đây? Nhưng cứ hãy bình tĩnh, đâu còn có đó!



Sự xuất hiện của Digital Marketing – Tiếp Thị Số

Thật ra, marketing truyền thống luôn bị hạn chế bởi 2 vấn đề:

– Thứ nhất: Marketing truyền thống là hình thức truyền thông tin một chiều, không nhận được phản hồi từ công chúng. Vì vậy, mọi người thấy tẻ nhạt nên không chú ý.

– Thứ hai: Sự bùng nổ của Internet – môi trường tương tác đa chiều gần như đánh bật phương pháp truyền thống, marketing truyền thống dường như vô tình tự đào hố chôn mình.

Trong khi marketing truyền thống tập trung vào việc “gây ấn tượng” thì Digital Marketing lại đem đến trải nghiệm cho người dùng. Nếu người dùng sử dụng Internet đại trà, chúng ta sẽ dùng Internet làm 1 phương tiện để tiến hành các hoạt động marketing. Internet cũng chính là trái tim của Digital Marketing.



Digital Marketing là gì?

– “Digital Marketing là chiến lược sử dụng Internet làm phương tiện cho hoạt động marketing và trao đổi thông tin” – Asia Digital Marketing Association

– “Digital Marketing là việc thực thi các hoạt động quảng bá các sản phẩm, dịch vụ bằng cách sử dụng các kênh phân phối trực tuyến được định hướng theo cơ sở dữ liệu nhằm tiếp cận khách hàng đúng thời điểm, đúng nhu cầu, đúng đối tượng với chi phí hợp lí” – Jared Reitzin, CEO – mobileStorm Inc.

– “Digital Marketing là việc quản lí, thực hiện các hoạt động marketing bằng việc sử dụng các phương tiện truyền thông như website, email, các phương tiện không dây được kết hợp với dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng.” – Dave Chaffey, Insights Director at ClickThrough Marketing

– “Digital Marketing đề cập đến rất nhiều lĩnh vực, rộng hơn nhiều so với marketing truyền thống, tiếp cận người dùng theo phong cách kĩ thuật số” – Wikipedia.

Nghe có vẻ khó hiểu, nhưng chỉ cần nhớ rằng, Digital Marketing nhấn mạnh đến 3 yếu tố: sử dụng phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách hàng trong môi trường kĩ thuật số, tương tác với khách hàng.

Kỹ Thuật Số biết đến từ những hình thức rất đơn giản như lưu trữ (nhạc số, ảnh số, phim số) đến những phương tiện phức tạp như Internet, điện thoại. Khi những phương tiện này đi vào cuộc sống cnhư một phần không thể thiếu thì Digital Marketing ra đời.



Digital Marketing chia làm 2 chiến lược: kéo (pull) và đẩy (push)



– Chiến lược đẩy là thông qua các hình thức như quảng cáo bằng banner trên các website, gửi tin nhắn SMS hoặc e-mail… đến các đối tượng khách hàng mục tiêu để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ nhằm tìm kiếm những đối tượng quan tâm để bán hàng.

– Chiến lược kéo là 1 phương án căn cơ dài hạn để tiếp cận khách hàng, để khách hàng chủ động tìm ra bạn thông qua hoạt động tìm kiếm các website, blog…

Hai chiến lược này có thể dùng để bổ sung cho nhau. Ví dụ, khi gửi email cho khách hàng, bạn có thể gửi kèm banner quảng cáo hoặc những liên kết dẫn đến nội dung có thể tải về được. Bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ việc này.



Các Hình Thức Của Digital Marketing

Digital Marketing vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam, khi vào Việt Nam, một số hình thức của Digital Marketing chưa được áp dụng rộng rãi. Bài viết này chỉ tập trung vào những hình thức phổ biến nhất. Các công cụ đó được chia làm 3 nhóm tùy theo nhóm mục tiêu:

1, Nhóm tăng độ nhận biết thương hiệu

– Display ads (Quảng cáo hiển thị)

– PR trực tuyến

– Blog và Forum

2, Nhóm tăng tính thuyết phục với sản phẩm và thương hiệu

– Web-based marketing

– Social Media marketing

– PR trực tuyến

– Blog và Forum

– SEO (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

3, Nhóm tăng doanh số, chăm sóc khách hàng

– PPC: Google Adwords, Facebooks Ads

– Social Media Marketing

– Email Marketing

– Mobile Marketing: Message (SMS & MMS)

– SEO

Các công cụ của Digital Marketing vẫn đang được tiếp tục phát triển, mở rộng. Mỗi công cụ đều có ưu điểm riêng, song các doanh nghiệp cần tận dụng hợp lý, vì nếu không hiệu quả sẽ không được như ý muốn. Không công cụ nào mang lại hiệu quả tuyệt đối hơn các công cụ khác, một kế hoạch truyền thông với nhiều công cụ, thậm chí có cả những công cụ ngoài Digital Marketing sẽ mang lại 1 hiệu quả cao nhất.



Ưu điểm Nổi Bật của chiến lược Digital Marketing

– Tính tương tác cao: tạo được phản hồi 2 chiều giữa những marketer và người dùng, từ đó hiểu và xử lý nhanh những hành vi và phản ứng của khách hàng.

– Hiệu quả cao vì tính lan tỏa nhanh, tiết kiệm chi phí, thời gian tiếp thị 24/24 trong ngày.

– Xác định được phân khúc khách hàng: mỗi công cụ áp dụng cho 1 phân khúc khách hàng phù hợp với đặc tính của mỗi khách hàng.

– Cho chúng ta có nhiều sự lựa chọn hơn, cùng lúc có thể tác động đến khách hàng bằng Email Marketing, Website, SMS, Social Media Marketing,…

Để làm Digital Marketing, các doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau:



– Đội ngũ phải mạnh, có nhân viên am hiểu marketing và công nghệ

– Hạ tầng cơ sở công nghệ tốt

– Tham khảo các đối tác tiềm năng

– Nghiên cứu danh sách khách hàng, tìm hiểu để xác định các điểm mạnh – yếu của doanh nghiệp

(Nếu doanh nghiệp không có khả năng, cần nhờ đến sự hỗ trợ của các công ty chuyên cung cấp dịch vụ Digital Marketing nhưng vẫn phải căn cứ trên các yếu tố vừa nêu).



Muốn Digital Marketing thành công, cần đủ 4 yếu tố:

– Có cơ sở dữ liệu khách hàng

– Tạo được tương tác

– Có sự tích hợp của các công cụ Digital và các công cụ truyền trống

– Chương trình phải đo lường hiệu quả được.



Sức mạnh của cộng đồng


Digital Marketing là xu thế tất yếu trong xã hội hiện đại và nếu chậm chân, bạn sẽ thụt lùi.
Tập Đoàn Truyền Thông iBranding