Nuôi nấng bé yêu lớn lên khỏe mạnh và thông minh vẫn là mong muốn của không ít các ông bố bà mẹ. Nhưng đâu mới là thước đo để đánh giá trẻ nhỏ thật sự khỏe mạnh hay không? Không thể cho rằng một em bé to lớn, bụ bẫm mới có sức khỏe tốt hơn các đứa trẻ nhỏ hơn. Vì vậy bài viết sau đây sẽ chia sẻ 8 biểu hiện bé khỏe mạnh mà mẹ cần biết,


1. Bé thay 8-10 chiếc bỉm một ngày và có tăng cân
Những bà mẹ cho con bú thường có chung một thắc mắc là không biết bé đã uống đủ sữa chưa hay làm thế nào để biết bé no bụng? Căn cứ vào lượng nước tiểu mỗi ngày và màu nước tiểu của bé là cách đánh giá đơn giản hơn cả. Nếu nước tiểu không có màu hoặc màu nhạt chứng tỏ bé đã uống đủ lượng sữa cần thiết.

2. Bé bớt khóc đi và ngủ giấc đều hơn
Hệ thần kinh của bé ổn định hơn nên thời gian ngủ của bé ít đi, số lần ăn đêm cũng giảm và bé đã bắt đầu hình thành nếp ăn – ngủ. Một số bé có thể thích nghi chậm hơn, khi 4 tháng tuổi hoặc hơn.

3. Bé biết hướng sự chú ý về phía âm thanh mới và lắng nghe
Điều này chỉ ra tai bé phát triển tốt và bé có thể sử dụng bộ não để phân biệt âm thanh. Thực tế là các em bé có thể nghe được từ khi mới sinh ra nhưng phải mất đến vài tuần để có thể “lọc” âm thanh. m nhạc từ một món đồ chơi hay máy nghe nhạc sẽ thu hút sự chú ý của bé và nếu để ý, mẹ sẽ thấy được sự tương tác của bé với các âm thanh đó.

4. Hằng ngày, bé đều có khoảng thời gian yên ắng và tập trung
Trong những tháng đầu tiên sau khi được sinh ra, phần lớn thời gian bé dành cho việc ăn (mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2 giờ), ngủ (bé ngủ khoảng 16 tiếng) và phần thời gian còn lại là khóc, các hoạt động khác… Nếu để ý, mẹ có thể thấy rằng đôi mắt bé đã biết quan sát, ánh mắt dừng lại ở vật gây chú ý (dù chỉ là một chút trong giai đoạn đầu).

5. Bé có thể giao tiếp bằng mắt, mỉm cười, cười ra tiếng với mọi người
Ngay từ khi một tháng tuổi, trẻ nhỏ đã biết dùng mắt để giao tiếp với mẹ, nụ cười đầu tiên xuất hiện khi bé khoảng 2 tháng tuổi và 4 tháng tười, bé có thể cười giòn tan. Ở một mức độ nào đó, bé hiểu được những cử chỉ giao tiếp của mọi người. Và từ tháng thứ 5 trở đi, bé sẽ biết cười đáp lại khi ai đó cười với mình.

6. Bé bình tĩnh hơn khi nghe thấy giọng nói của mẹ và được mẹ vuốt ve
Trẻ sơ sinh thường khóc rất nhiều – đây là phản ứng bình thường. Tuy nhiên, chính giọng nói quen thuộc của mẹ yêu thương sẽ xoa dịu được bé, giúp bé ngừng khóc. Bởi ngay từ khi còn là một bào thai, bé đã được lắng nghe giọng nói của mẹ mỗi ngày. “Khi em bé ngừng khóc và bình tĩnh hơn nhờ tiếng nói của mẹ cho thấy bé đang phát triển tốt về mặt cảm xúc”, bác sĩ nghi khoa Jennifer Shu cho biết.

7. Ánh mắt của trẻ linh hoạt hơn
Thị giác của trẻ sơ sinh mới chào đời là 20/100 và sau một tháng, bé có thể nhìn thấy đồ vật ở cách mình khoảng 46 cm. Từ tháng thứ 2, hầu hết các bé có thể tập trung vào các vật chuyển độc như cánh quạt và màu sắc tươi sáng.

8. Bé quen với trọng lượng cơ thể mình
Nhiều bé có thể ngóc đầu lên khi được một tháng tuổi và từ 3 tháng trở đi, bé sẽ biết thêm nhiều kỹ năng mới. Nếu bé có thể ngẩng đầu hoặc cựa quậy khi mẹ bế thì đó là thời điểm để bạn tập cho con các bài tập vận động, hỗ trợ quá trình tập lẫy, bò nhanh chóng.
--------------------
sua xach tay
các loại sữa ngoại cho bé