Chủ trương của Bộ TT&TT tạm thời chưa cấp phép game bài đổi thưởng, thế nhưng trên thị trường vẫn đang có những game đánh bài có phép, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp cho rằng có sự không công bằng.

Phát biểu tại cuộc họp do Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử tổ chức với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ game vào chiều 8/4/2016, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Trưởng phòng Thông tin điện tử, (Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử) cho biết: Đối với thể loại game bài và game bắn súng, Bộ TT&TT có chủ trương sẽ tạm thời chưa xem xét thẩm định đối với game sử dụng lá bài, mô phỏng trò chơi trong các sòng bạc.

Thế nhưng, thực tế trên thị trường hiện nay vẫn đang xuất hiện game bài đổi thưởng p111 được cấp phép, mà điều đáng chú ý chỉ có 2 doanh nghiệp được cấp phép trò chơi này.

Cụ thể, công ty được cấp phép game đánh bài đầu tiên vào năm 2007 và 2009 là VDC-Net2E, với các game đánh bài như Tulokho, Mậu Binh, Sám Cô, hiện đang phát hành trên cổng Ongame.vn cũng của công ty này quản lý.

Và trong năm 2009, một công ty nữa cũng được cấp phép game đánh bài là VinaGame (hiện tại là VNG) với một loạt game như Tulokho, Poker, Tiến Lên, Tiến Lên Miền Nam, Tiến Lên Miễn Bắc.

Có một điều thực tế là các game đánh bài được cấp phép này có cách chơi cũng không khác gì các game bài không phép trên thị trường hiện nay. Người chơi sau khi đăng ký tham gia vào chơi game sẽ tiến hành tham gia đánh bài trong các sòng bài trực tuyến này. Cũng sử dụng tiền ảo trong game để tham gia chơi và khi thua cũng sẽ phải tiến hành nạp tiền vào thông qua hệ thống thẻ điện thoại hay ngân hành để chơi tiếp. Điều khác biệt là hai công ty này không cho người chơi “đổi thưởng” ra các vật phẩm có giá trị bằng tiền thật bên ngoài. Nghĩa là người chơi nạp tiền vào chỉ có thể sử dụng tiền ảo để chơi trong game và số tiền nạp vào chảy hết vào túi nhà phát hành.

Cùng là một trò chơi game đánh bài, sử dụng các lá bài và mô phỏng trò chơi trong các sòng bạc, thế nhưng chỉ có VDC-Net2E và VNG được cấp phép, điều này khiến cho rất nhiều doanh nghiệp thắc mắc và cho rằng có sự không công bằng ở đây.

Đại diện nhiều doanh nghiệp đang cung cấp game bài p111 không được cấp phép trên thị trường cho biết, họ rất bức xúc khi rõ ràng game bài của họ không khác của VDC-Net2E và VNG, nhưng tại sao lại không được cấp phép. Đã cấp phép thì phải cấp phép cho tất cả, tại sao lại cấp cho doanh nghiệp này nhưng không cấp cho doanh nghiệp khác, mặc dù đều đủ điều kiện như nhau?

Đồng thời, các doanh nghiệp đang làm game đánh bài cho rằng cần có sự công bằng cho tất cả, một là cơ quan quản lý xem xét cấp phép cho các game đánh bài có cách chơi giống như của hai doanh nghiệp đã được cấp phép ở trên, còn không cần phải thu hồi giấy phép các game bài này để tránh có sự phân biệt đối xử như trên.

Thực tế, trong việc phát hành game bài cả VDC-Net2E cũng như VNG đang có những vi phạm. Trên cổng Ongame.vn của VDC-Net2E bên cạnh những game được cấp phép như danh sách mà Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đưa ra, còn có nhiều game chưa được cấp phép như Tiến Lên, 3 Cây, Phỏm, Xì Tố, Poker Holdem; họ còn phát hành game trên cả nền tảng di động chứ không phải chỉ trên Ongame.vn như đã được cấp phép. VNG cũng tương tự khi có thêm game Xì Tố, 3 Cây, Mậu Binh, không có trong danh sách được cấp phép, đồng thời cũng phát hành game trên nhiều nền tảng khác như trên di động hay Zalo, chứ không phải chỉ trên cổng play.zing.vn.