Phòng thí nghiệm của Mark Lyte được đặt ở Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Sức khỏe của Đại học Kỹ thuật Texas. Đây chính là nơi mà ông dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu và chứng minh rằng, các vi khuẩn đường ruột có thể liên lạc với tế bào thần kinh, tương tự như cách bộ não truyền thông điệp tới các bộ phận khác của cơ thể.

Lyte đã sử dụng phân của khỉ - loài động vật gần gũi với tổ tiên loài người để nghiên cứu. Ông chia lượng phân khỉ mình kiếm được vào 18 ống nghiệm khác nhau, đem ướp lạnh và bảo quản vô cùng kỹ lưỡng.


Trong số các bình ướp lạnh, bình được Lyte quan tâm nhất chính là bình đựng vi khuẩn đường ruột của khỉ. Cũng như trong cơ thể con người, số lượng vi khuẩn này có thể lên tới hàng tỷ tỷ cá thể.

Nếu tổng hợp toàn bộ số lượng vi khuẩn lại với nhau ta làm phụ kiện handmade có thể thu được một khối đặc nặng khoảng 2,7kg, như một cơ quan nội tạng với chức năng riêng biệt.



Sau khi nghiên cứu, Lyte đã khám phá ra rằng, các vi sinh vật đường ruột có thể tiết ra các hóa chất cùng loại với dopamine, serotonin hay axit gamma-aminobutyric (GABA). Đây đều là các hormone và chất dẫn truyền thần kinh được não sử dụng để chi phối cảm xúc của chúng ta.


Không chỉ loài khỉ mà nghiên cứu những loài động vật khác như chuột bạch, Lyte cũng tìm ra kết quả tương tự về vấn đề này.

Tới năm 2011, một nhóm chuyên gia đến từ Đại học Cork ở Ireland và Đại học McMaster ở Ontario do nhà thần kinh học John Cryan dẫn đầu cũng đã tham gia nghiên cứu đề tài trên cùng với nhóm của Lyte.

Lần này họ đã tiến hành một thí nghiệm hoàn toàn mới. Nhóm do trang tri handmade dep thả một chú chuột thí nghiệm vào ống nước hình trụ, sau đó quan sát xem thời gian con chuột cố gắng bơi là bao lâu trước khi rơi vào tình trạng chán nản và sẵn sàng để "đầu hàng số phận".



Sau khi ghi lại kết quả, vài tuần sau đó các nhà nghiên cứu sẽ cho chú chuột kia uống một bát nước canh có trộn lẫn vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus, thành phần dùng để lên men và sản xuất sữa chua.

Loại vi khuẩn này sẽ tiết ra một lượng lớn GABA, một chất có tác dụng làm dịu hệ thần kinh và là thành phần chính có trong các loại thuốc an thần như Valium hay Xanax.


Các nhà khoa học thấy rằng, sau khi có GABA trong bụng, con chuột bơi nhiều hơn và thời gian “đầu hàng số phận” của nó cũng rất ít.

Rõ ràng, GABA giúp chú chuột trở nên bình tĩnh, khiến nó tập trung và nỗ lực cao hơn trước. Điều này cho thấy, theo một cách nào đó các vi khuẩn đường ruột thực sự đã ảnh hưởng đến thần kinh của các sinh vật, trong đó có cả con người.

… dẫn tới những kết luận cuối cùng

Sau khi tìm hiểu những thí nghiệm khoa học, chúng ta thấy vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng con người. Câu hỏi đặt ra là những vi khuẩn này ảnh hưởng đến hệ thần kinh ra sao?


Câu trả lời được các nhà nghiên cứu đưa ra, đó là: cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể, giữa ruột và não có một đường truyền trực tiếp được thiết lập bởi các tế bào thần kinh.



Vì thế, sau khi vi khuẩn có mặt trong ruột, chúng sẽ sinh ra các loại hóa chất đặc biệt, thông qua đường truyền trực tiếp để được đưa thẳng tới trung ương thần kinh và để não quyết định tâm trạng cuối cùng.

Qua phân tích, giới khoa học cũng xác định và chia vi làm trang sức thiết kế khuẩn cảm xúc thành hai loại: loại tạo nên, thúc đẩy những thay đổi tâm trạng tốt cho con người và loại gây ra cảm xúc tiêu cực, nóng giận khiến tất cả mọi người "phát điên".


Loại thứ nhất là các vi khuẩn tiết ra hóa chất phục vụ cảm xúc tốt như dopamine giúp tạo sự bình tĩnh và sự tập trung; serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng, tạo cảm giác thèm ăn...

Còn loại thứ hai là các vi khuẩn có hại như họ hàng clostridium sẽ gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng và lo âu cho chủ sở hữu.



Phát hiện quan trọng này có thể được xem như một bước ngoặt trong ngành y khoa hiện đại. Trong tương lai, con người có thể ứng dụng việc cấy ghép vi sinh vật để thay đổi tâm trạng, tính cách mà không bị ảnh hưởng tới gene. Đây cũng là một bước tiến lớn trong việc nghiên cứu sự phát triển của bộ não của chúng ta.