Đối với hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc sự quản lý của Bộ y tế, Bộ công thương hoặc Bộ nông nghiệp thì việc được cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện không thể thiếu để đảm bảo cơ sở đó đủ điều kiện vật chất, an toàn thực phẩm để cung ứng ra thị trường. Nhận biết được nhu cầu này thì dịch vụ xin giay chung nhan an toan ve sinh thuc pham tại Hà Nội của công ty Luật Thống Nhất đã được triển khai với tiêu chí Trọn gói – Nhanh chóng – Tiết kiệm – Uy tín.

dich-vu-xin-giay-chung-nhan-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-tai-ha-noi-2

Khó khăn gặp phải của các cơ sở sản, xuất kinh doanh thực phẩm khi muốn làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Trên thực tế, hồ sơ và thu tuc cap giay chung nhan an toan thuc pham (http://luatthongnhat.com/dich-vu-xin-giay-chung-nhan-an-toan-ve-sinh-thuc-pham-tai-ha-noi-2) của Bộ y tế, Bộ công thương hay Bộ nông nghiệp đã được công bố rất rõ ràng, chi tiết tại các website của Chính phủ và của các Bộ này. Tuy nhiên, do giấy tờ cần cung cấp và các bước thực hiện đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không hề đơn giản nên dịch vụ tư vấn làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đã ra đời giúp tiết kiệm thời gian và công sức đi lại, tìm hiểu của các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

– Tổ chức, công dân đến lấy mẫu hồ sơ.

– Tổ chức, công dân nộp hồ sơ tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

– Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tổ chức Đoàn Thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở. Các hồ sơ và Biên bản sẽ được chuyển giao toàn bộ cho Chi cục Trưởng hoặc Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trả Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.

– Trong trường hợp kết quả không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời gian thẩm định lại (tối thiểu 03 tháng). Nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Những khó khăn mà các cơ sở đó thường gặp phải trong quá trình xin loại giấy chứng nhận này gồm:

+ Không nắm rõ được với đặc điểm kinh doanh của cơ sở mình thì phải xin giấy phép ATTP ở đâu, do cơ quan quản lý nào cấp?

+ Không nắm rõ giấy tờ cần có để cơ sở mình đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận.

+ Không xác định được đầy đủ những tồn tại về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất kinh doanh của cơ sở mình để khắc phục kịp thời.

+ Tiêu tốn nhiều thời gian lẫn công sức đi lại giữa các cơ quan hành chính để làm thủ tục hồ sơ, giấy tờ chẳng hạn như: làm giấy chứng nhận tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm,….

Mẫu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Bộ y tế.

Việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không còn khó khăn, gây tốn thời gian và công sức của khách hàng nữa bởi với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn và đại diện khách hàng xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi sẽ giúp khách hàng thực hiện thủ tục nhanh chóng, đầy đủ theo quy định của pháp luật, mang đến sự hài lòng cho khách hàng.