1. Mặt trời "phát nổ" và nướng chín Trái đất

Chúng ta vẫn biết là Mặt trời luôn bùng nổ theo chu kỳ - còn gọi là bão Mặt trời. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng vào một thời điểm nào đó sẽ xuất hiện một cơn bão Mặt trời cực mạnh.

Lúc đó, Mặt trời sẽ giải phóng nhiệt lượng cực lớn cùng bức xạ độc hại - tất cả sẽ thiêu cháy toàn bộ bầu khí quyển, khiến không một sinh vật nào, kể cả các vi khuẩn gan lì nhất tồn tại được trên Hành tinh Xanh.



Kịch bản Tận thế này tuy nghe qua thật kinh hoàng và có đôi chỗ... hợp lý nhưng đối với các nhà khoa học thì đây quả thực là một ý kiến... siêu viễn tưởng.

Lí do được họ đưa ra là những vụ bùng nổ năng lượng trên bề mặt Mặt trời đã từng xuất hiện từ trước khi sự sống hình thành, với chu kỳ khoảng 11 năm lại xuất hiện một vụ bùng nổ lớn. Nhưng như các bạn đã thấy, sự sống vẫn hình thành và phát triển.


Và ngay cả khi có một vụ bùng nổ siêu lớn thì khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời cũng là quá xa - 150 tỷ km - để năng lượng nhiệt từ vụ nổ có thể tiếp cận.


Tuy nhiên, những cơn bão từ khổng lồ có thể khiến Trái đất gặp nguy cơ "chìm vào u tối" khi

2. Trái đất bị đảo cực

Một kịch bản Tận thế cũng khá thường gặp... trên phim, dụng cụ thủ công handmade đó là Trái đất bị đảo cực. Khi đó, con người sẽ rơi vào cảnh bấn loạn, mất phương hướng và có nguy cơ diệt vong bởi bức xạ và các thảm họa thiên nhiên.

Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu ghi lại, Trái đất thực sự đã thay đổi cực khá nhiều lần, mỗi lần cách nhau khoảng vài… trăm nghìn năm. Lần cuối cùng sự kiện này xảy ra là khoảng 800.000 năm trước.


Dù vậy, các khoa học gia cho biết sẽ không có chuyện một ngày chúng ta thức dậy và thấy... khu phố nhà mình biến mất vì sóng thần. Trên thực tế, sự thay đổi cực vẫn đang âm thầm diễn ra kể từ thế kỉ XIX. Sự chênh lệch Đồ giải trí handmade khoảng cách giữa những lần đo đạc vị trí cực Bắc càng ngày càng lớn.

Quá trình đảo ngược từ trường sẽ diễn ra như thế này

Vậy có khi nào từ trường của Trái đất bị phá hủy vì sự thay đổi này? Câu trả lời không thể - bởi ở những lần đổi cực trước đây, Trái đất cũng chẳng “xi nhê” gì. Từ trường chỉ mạnh lên hoặc yếu đi chứ không mất đi ngay lập tức được.

3. Bom phản vật chất phát nổ - siêu bom đặt dấu chấm hết cho loài người

Phản vật chất là loại vật chất được cấu tạo từ các phản hạt, cách làm quần áo handmade các hạt có cùng khối lượng với các hạt thông thường nhưng đối nghịch về điện tích.

Ví dụ, electron (e-) sẽ có phản hạt là positron điện tích dương (e+) và proton điện tích dương sẽ có phản proton điện tích âm.


Khi phản vật chất và vật chất thông thường tiếp xúc với nhau, cả hai bị triệt tiêu và sinh ra năng lượng. Năng lượng này vô cùng lớn - gấp 10 tỷ lần phản ứng hóa học, 1.000 lần phản ứng phân hạch (phản ứng phân rã hạt nhân) và 100 lần phản ứng nhiệt hạch (phản ứng tổng hợp hạt nhân) hoàn hảo nhất.

Sự va chạm giữa hạt và phản hạt sẽ gây ra năng lượng cực lớn

Chính vì thế, nhiều người đã nghĩ ra ý tưởng chế tạo một quả bom từ phản vật chất. Ước tính, quả bom phản vật chất nặng 1kg có sức nổ là 43 megatons (43 triệu tấn thuốc nổ TNT).

Nếu so với trái bom mạnh nhất lịch sử Tsar Bomba (bom Sa Hoàng do Nga chế tạo) thì chỉ thấp hơn một chút nhưng khối lượng lại nhỏ hơn gấp 27 ngàn lần (Tsar Bomba là một trái bom ngoại cỡ, nặng 27 tấn).


Tuy nhiên có hai lí do để bom phản vật chất bị loại “từ vòng gửi xe” trong danh sách những lí do hủy diệt Trái đất. Đầu tiên, phản vật chất là một vật liệu khá... hiếm. Chúng chỉ tồn tại trong các tia sét hoặc trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, số lượng phản hạt được tạo thành quá ít, không tạo nên khác biệt gì đáng kể.

Thứ 2, chi phí để sản xuất ra phản vật chất cũng “đắt cắt cổ”. Cho đến nay, cách duy nhất để sản xuất ra phản vật chất là sử dụng máy gia tốc hạt. Theo tính toán, muốn có được lượng phản vật chất nặng 1/10.000 gram, người ta phải bỏ ra khoảng 6 tỷ USD.

Phải cần một số tiền khổng lồ 1 triệu tỉ USD để chế tạo ra 1gram phản hạt

Do đó, nếu muốn tạo ra một quả bom phản hạt có thể "thổi bay" hành tinh của chúng ta phải cần đến một số tiền... không tưởng, lớn hơn toàn bộ số tiền mặt trên toàn Trái đất hiện nay (5 nghìn tỉ USD - 222.222 nghìn tỉ VNĐ).

4. Kỷ băng hà tái xuất hiện do chiến tranh hạt nhân

Đã từng có rất nhiều người, trong đó có nhà vật lý thiên văn nổi tiếng người Mỹ - Carl Sagan cho rằng, nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, lượng khói bụi sinh ra sẽ ngăn cản ánh sáng Mặt trời, khiến nhiệt độ toàn cầu giảm chóng mặt. Cuối cùng, Trái đất sẽ thêm một lần nữa trải qua "kỷ băng hà" tăm tối.


Tuy nhiên sau nhiều nghiên cứu, giới khoa học đã bác bỏ giả thuyết này. Đầu tiên, hãy xét đến hai vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagaski. Ở cả hai thành phố, sự hình thành lượng khói bụi lớn gây nên biến đổi khí hậu trong khu vực đều không xuất hiện.

Thậm chí, khi núi lửa Pinatubo phun trào vào năm 1991, thải ra tới 17 triệu tấn bụi, nhiệt độ toàn cầu chỉ giảm... 1 độ C trong vòng vài tháng và gần như không gây ảnh hưởng gì đến đời sống loài người.


Theo tính toán, năng lượng của vụ phun trào núi lửa Pinatubo khoảng 70 megatons. Các khoa học gia ước tính nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra, hiệu ứng khí hậu sẽ gấp 3 lần những gì ngọn núi này đã từng làm được.

Tuy nhiên, để tạo ra được "kỷ băng hà", năng lượng của vụ nổ phải vượt mốc... 100 triệu megatons - năng lượng sinh ra từ thiên thạch xóa sổ loài khủng long.

Phải cần đến nguồn năng lượng cỡ thiên thạch khổng lồ hủy diệt khủng long vào 65 triệu năm trước mới có thể tạo nên "kỷ băng hà"

Vì thế có thể nói nếu chiến tranh hạt nhân xảy ra dù có gây nhiều thảm họa, nhưng gần như chắc chắn sẽ không có viễn cảnh "kỷ băng hà" xảy ra.

5. Trái đất bị nuốt chửng bởi hố đen nhân tạo

Trong khoảng thời gian từ 1983 - 1988, Trung tâm nghiên cứu nguyên tử hạt nhân châu Âu đã chế tạo một máy gia tốc hạt lớn nhất, tinh vi nhất mang tên Large Hadron Collider (LHC).

Máy được đặt ở độ sâu 100m dưới lòng đất - giữa lãnh thổ Pháp và Thụy Sĩ, với khả năng tạo ra sự va chạm giữa các tia proton với động năng đạt tới 99,99999991% tốc độ ánh sáng.

Máy gia tốc hạt khổng lồ LHC

Với động năng khủng khiếp như vậy, các hạt proton sẽ bị nghiền vụn ra thành các hạt nhỏ hơn. Và cũng từ đây, nhiều giả thuyết được đặt ra cho rằng những cú va chạm này sẽ tạo nên một "hố đen" nuốt trọn lấy Trái đất ngay bên trong lòng hành tinh.

Tuy nhiên, các khoa học gia đã bác bỏ hoàn toàn giả thuyết này. Cụ thể, hố đen trong vũ trụ được tạo nên do sự tự hủy của một ngôi sao siêu lớn, hình thành nên một trường hấp dẫn vô cùng mạnh, "ăn" mọi thứ đi ngang qua và lớn dần lên.

Một hố đen siêu nhỏ được sinh ra sẽ hủy diệt Trái đất?

Nhưng vấn đề là ở chỗ hố đen trong vũ trụ đáng sợ bởi nó có sẵn một khối lượng rất lớn từ ngôi sao. Trong khi đó, máy LHC chỉ có thể tạo ra "hố đen" siêu nhỏ - hầu như không có khối lượng.

Theo Stephen Hawking - nhà vật lý học người Anh, nếu thực sự máy LHC tạo ra "hố đen", nó cũng chỉ có thể tồn tại được 1 nano giây (1 phần tỉ giây), tức là "bốc hơi" gần như ngay lập tức.


Và thậm chí, nếu hố đen này có thể tồn tại đủ lâu để "ăn" và phát triển thì cũng phải đến... 13,7 tỉ năm sau (gần bằng tuổi của vũ trụ hiện nay), hố đen mới nuốt được 1 phần tỉ tỉ kg khối lượng của Trái đất.