Các nhà phê bình nghĩ rằng đây là động thái của Facebook trong việc kiểm soát thông tin trên mạng.

Chủ tịch Microsoft Ấn Độ, Bhaskar Pramanik cho biết Facebook không nên gây hiểu nhầm thị trường Internet của Ấn Độ bằng cách giới thiệu gói Internet miễn phí Free Basics của họ và nói rằng đó là *bình đẳng thông tin mạng (net neutrality), theo đầu báo The Economic Times:

"Tôi không nghĩ rằng những gì Facebook đang làm là vì sự bình đẳng thông tin. Đó chỉ là giúp đỡ người dùng Internet lần đầu và họ nên gọi tên của nó như vậy. "

CEO Facebook - Mark Zuckerberg.

Gói Free Basics là một phần của Internet. org, một tổ chức muốn người dùng trên toàn thế giới được kết nối Internet. Facebook đang làm việc với các nhà mạng Ấn Độ để cung cấp gói truy cập Internet chi phí thấp để họ có thể tiếp xúc với thế giới mạng này. Tuy nhiên, một số người lo ngại rằng Facebook sẽ chiếm quyền kiểm soát Free Basics và các dịch vụ họ cung cấp. Cơ quan quản lý viễn thông của Ấn Độ đã ra lệnh các nhà mạng chặn truy cập vào các dịch vụ từ Internet. org để xác định mức giá cả một cách công bằng.

CEO Facebook - Mark Zuckerberg - đã viết một bức thư vào ngày 28 Tháng 12 để giải thích quyết định này: "Thay vì muốn để mọi người có khả năng truy cập Internet miễn phí, các nhà phê bình cứ tiếp tục lan truyền những tuyên bố không đúng sự thật. " Về cơ bản, mọi người đang lo ngại rằng bằng cách giới thiệu dịch vụ này, Facebook và Internet. org sẽ toàn quyền kiểm soát thông tin của mọi người.

"Nếu người dùng bị tính phí cho những dịch vụ không nằm trong gói miễn phí, chỉ được miễn phí khi truy cập các thông tin/ứng dụng được quy định trước thì quyền bình đẳng thông tin mạng ở đâu? Tôi nghĩ rằng chúng ta nên hiểu rõ bình đẳng thông tin mạng có nghĩa là mọi người đều được hưởng cùng một lợi ích chung. " Pramanik chia sẻ.

*Bình đẳng thông tin mạng (net neutrality): các nhà cung cấp dịch vụ Internet nên cho phép truy cập vào tất cả các nội dung và các ứng dụng trên mạng; và không thiên vị hoặc ngăn chặn bất kì thông tin nào.

Tham khảo BI Chừng nào chưa dọn ra ở riêng, Facebook vẫn phải e ngại trước quyền lực của Google