Hiểu về sản phẩm tượng quan âm điêu khắc mỹ nghệ
Quán m Bồ Tát là danh hiệu của một vị Phật đáng lẽ đã chứng quả Phật, nhưng còn nguyện lẫn lộn ở cõi ta bà để cứu độ chúng sinh. Người ta cũng gọi Ngài là Quan m Phật, Quan m Như Lai, Quan Thế m, Quan m Nam Hải, Phổ Đà Phật Tổ, v.v…Thực ra trong kinh ĐẠI NHẬT và kinh BI HOA đức Bổn Sư Thích ca đã từng dạy rằng, đức Quan m Bồ Tát đời quá khứ đã thành Phật hiệu là chánh pháp Như Lai vào thuở lâu xa vô lượng kiếp về trước. Vì bi nguyện độ sanh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ tát. Cũng trong kinh BI HOA, đức Phật luôn luôn gọi đức Quan Thế m Bồ Tát là “Thiện-nam-tử” tốt ! Vậy đức Quan Thế m Bồ Tát không thể nào là nữ nhân được.Ngày nay ta thường thấy những bức tượng quan âm bồ tát
>>>>> Xem thông tin về sản phẩm tuong than tai

Trong các thư tịch cổ, hình tượng Quán m rất phong phú. Theo Trung Quốc Phật giáo đồ tượng giảng thuyết thì có 11 hình tượng khác nhau của Quán m, nhưng sách Quán Thế m và Lục Quán m chỉ đưa ra 6 hình tượng. Ở Việt Nam, hình tượng Quán m có nhiều nét đặc thù, với nhiều hình tượng khác nhau trong các ngôi chùa cổ, được các nhà nghiên cứu thống kê và chia thành 6 nhóm phổ biến: Thánh Quan m; Quan m Thiên Thủ Thiên Nhãn; Quan m Chuẩn đề; Quan m Tống Tử; Quan m Nam Hải; Quan m Tọa Sơn.

>>>>> Xem hình ảnh về tuong go

Ở Trung Quốc, Quán Thế m là vị Bồ tát được tôn thờ nhiều nhất, xuất hiện từ thế kỷ I, nhờ bản kinh Pháp Hoa mà tín ngưỡng thờ Quán m được truyền bá sâu rộng. Hình tượng Quán m về sau thường được tạc trong dáng nữ thân. Người ta tin rằng, Quán Thế m chính là người mẹ hiền của tất cả chúng sinh, người luôn lắng nghe và nhìn thấu mọi nỗi khổ chốn nhân gian, và luôn ra tay cứu độ. Tín ngưỡng phụng thờ Quán Thế m được truyền bá sang Nhật từ thế kỷ VI, không lâu sau triều đình Nhật Hoàng đã cho tạc hàng trăm pho tượng Quan m để kỳ an cho Hoàng đế.

>>>>> Thông tin về sản phẩm dogomynghe

Mặc dù truyền thống thờ Quán m đã xuất hiện rất lâu đời ở nước ta, thế nhưng những pho tượng cổ thuộc mô típ này hiện còn lưu giữ được ở Bắc Bộ lại có niên đại rất muộn. Ở miền Bắc Việt Nam, pho tượng Quan m sớm nhất được biết đến hiện nay là pho Quan m Nam Hải ở chùa Cung Kiệm (Hưng Phúc tự, Bắc Ninh) có niên đại năm 1449. Kế đến là những pho tượng Quan m Nam Hải có niên đại thế kỷ XVI, hiện còn lưu giữ ở chùa Đào Xuyên (Đa Tốn - Gia Lâm - Hà Nội); chùa Nga My (Hà Nội); chùa Thượng Trưng, chùa Hội Hạ (Vĩnh Phúc), chùa Động Ngọ (Hải Dương), chùa Bối Khê (Hà Tây). Thuộc niên đại thế kỷ XVI còn có pho tượng Quan m Cứu Độ ở chùa Phổ Minh. Từ thế kỷ XVII trở đi, hệ thống tượng Quán m ngày càng nở rộ, muôn hồng ngàn tía. Quán m được sáng tác với hình tượng Phật Bà có ngàn tay và ngàn mắt; ngàn mắt biểu trưng cho Đại trí tuệ, ngàn tay biểu trưng cho Đại từ bi. Đặc sắc nhất phải kể đến những pho tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), chùa Tam Sơn (Bắc Ninh) vào thế kỷ XVII, chùa Mễ Sở (Hưng Yên), chùa Tây Phương (Hà Tây) đều có niên đại vào thế kỷ XVIII... Pho tượng được coi là kiệt tác nghệ thuật bậc nhất trong nghệ thuật tạc tượng Việt Nam là pho Quan m Thiên Thủ Thiên Nhãn của chùa Bút Tháp (Thuận Thành, Bắc Ninh). Tượng cao 370cm, rộng 210cm, được làm từ gỗ sơn son thếp vàng, nghệ nhân Trương Thọ tạc vào mùa Thu năm Bính Thân triều Lê trung hưng (1656) cung tiến lên chùa. Đủ 1.000 bàn tay tạo cảm giác trùng trùng điệp điệp, ngoài đôi tay chính, là 998 bàn tay được gắn lên một giá đỡ hình đĩa rất lớn, đường kính 210cm, giá đỡ bố trí sát ngay phía sau thân tượng.