Vào thời nhà Đường, tiết Trung Thu còn được gọi là "Đoan Chánh Nguyệt". Trong "Tây Hồ Du Lãm Chí Dư" có nói: "Rằm tháng 8 gọi là Trung Thu, dân gian hội họp đem bánh tặng nhau, cùng thưởng trăng". Trong "Đế Kinh Cảnh Vật Lược" cũng nói: "Rằm tháng tám tế trăng, trong đó bánh Trung Thu và dưa hấu tuyệt đối không thể thiếu, bánh phải tròn, dưa hấu cần phải cắt hình răng cưa giống như hoa sen... ngày này, những người phụ nữ dù ở đâu, cũng phải trở về nhà chồng, gọi là tiết đoàn viên.

Xem thêm: Tết trung thu vào ngày nào

Tết trung thu và truyền thuyết Hậu Nghệ Hằng Nga

Khoảng niên hiệu Thái Tông thời Bắc Tống (976-997 CN), hàng quan gia chính thức quyết định lấy ngày 15/8 làm ngày tết Trung Thu, để cho muôn dân đồng vui chơi. Đêm Trung Thu, ánh trăng trên không trung, treo lơ lửng giữa trời, tỏa ánh sáng trong lành đầy khắp mặt đất, mọi người lấy trăng tròn làm biểu tượng cho sự đoàn viên, lấy ngày 15/8 làm ngày đoàn tụ với thân nhân, do đó tết Trung Thu còn gọi là "Tiết Đoàn Viên"

Có nhiều truyền thuyết liên quan đến nguồn gốc Trung Thu được lưu truyền trong dân gian Trung Quốc, đó là câu chuyện chàng Hậu Nghệ luôn thương nhớ Thường Nga trong cung trăng, cho nên vào đêm trăng tròn của ngày rằm tháng tám, mọi người thiết lập hương án, bày biện mật ong và trái cây tươi, cầu nguyện Thường Nga được kiết tường bình an. Về sau việc bái tế này lưu truyền trong dân gian, và trở thành tập tục tế trăng cầu nguyện đoàn viên.

Thố Nhi Gia (cụ Thỏ trong tết trung thu)

"Mỗi lần đến mùa Trung Thu, cái kỷ xảo của các tiểu thương là dùng đất vàng tô quanh hình con cóc (thiềm thừ) và chú thỏ để bán, gọi là Thố Nhi Gia (cụ Thỏ)". Trước đây tại Bắc Kinh có một dãy gian hàng biển hiệu là Đông Tứ (đời Minh), thường có quày hàng chuyên bán Thỏ - vật tế trăng Trung Thu. Ngoài ra, hàng giấy phía nam, cũng có bán các loại nhang, đèn... Chú Thỏ này trải qua sự sáng tạo của các nghệ nhân trong dân gian, đã nhân cách hóa nó từ lâu. Nó là chú Thỏ đầu người, mình người, tay cầm chày ngọc. Về sau có người mô phỏng sáng tạo nhân vật Thỏ cho hí kịch, uốn nắn chú thỏ thành võ sĩ kim khôi kim giáp, có khi cưỡi những mãnh thú như sư tử, voi..., có khi cưỡi phi cầm như Khổng tước, Hạc tiên... Đặc biệt là cưỡi mãnh hổ, tuy là kỳ quái, nhưng lại là sự sáng tạo can đảm của nghệ nhân dân gian. Nó tuy là vật để cúng tế bái nguyệt, nhưng thật ra lại là món đồ chơi tuyệt vời của các trẻ em.

Lễ hội Trung Thu có rất nhiều hoạt động vui chơi, trước hết là chơi đèn hoa. Trung Thu là một trong những lễ hội Tam Đại Đăng của Trung Quốc, có lễ hội thì phải chơi đèn. Đương nhiên, Trung Thu không giống lễ hội hoa đăng với mô hình lớn của tết Nguyên tiêu, chơi đèn chủ yếu chỉ là trong phạm vi giữa gia đình cùng với trẻ em nhi đồng.

Múa rồng lửa là tập tục truyền thống đặc sắc và phong phú nhất trong lễ hội trung Thu tại Hồng Kông. Hoạt động múa rồng lửa long trọng cử hành liên tục ba đêm tại khu vực Đồng La Loan - Đại Khanh Hồng Kông, bắt đầu từ đêm 14 tháng 8 âm lịch. Con rồng lửa này dài hơn 70 mét, dùng cỏ trân châu bện thành thân rồng có 32 đốt, trên thân rồng cắm đầy hương trường thọ. Đêm của lễ hội, khắp đường phố hay trong hang cùng ngõ hẻm, dưới ánh sáng, một con rồng lửa dài ngoằn ngoèo, uốn lượn nhấp nhô nhảy múa theo tiếng trống tiếng nhạc tưng bừng, vô cùng nhiệt náo.

Nói tóm lại Tết Trung Thu rằm tháng tám là lễ hội giữa mùa thu, cho nên được gọi là "Tiết Trung Thu", "Tiết Trọng Thu". Vì là ngày lễ hội trong mùa thu, nên còn được gọi là "Tiết Thu", "Tiết Tháng Tám", "Hội Tháng Tám". lễ hội Tiết Trung Thu còn là gọi là "Tết Đoàn Viên", đây là một tục lệ tín ngưỡng cầu nguyện cho gia đình đoàn viên vui vẽ theo phong tục dân gian, và còn một tên gọi nữa là "Tết Nữ Nhi". những hoạt động chính trong tết Trung Thu là vào ngày rằm tháng tám mọi người cùng đoàn tụ dưới trăng, xem trăng, ca hát vui chơi, cho nên còn gọi là "Nguyệt Tiết", "Nguyệt Tịch", "Ngoạn Nguyệt Tiết", "Bái Nguyệt Tiết ".