Nguy cơ giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ mang thai


Mục tiêu hàng đầu của điều trị Giãn tĩnh mạch chi dưới là ngăn ngừa sự lan lên của cục máu đông, để ngăn chặn biến cố thuyên tắc mạch phổi. Mục tiêu lâu dài là tránh nguy cơ tái phát huyết khối tĩnh mạch chi dưới, giảm tối đa nguy cơ bệnh lý suy tĩnh mạch sâu hậu huyết khối.

Các biện pháp được sử dụng bao gồm:

– Thuốc chống đông, có hai loại: Thuốc chống đông đường truyền tĩnh mạch hay tiêm dưới da, là heparin và heparin trọng lượng phân tử thấp. Heparrin TLPT thấp được sử dụng phổ biến hơn, trong môi trường bệnh viện hoặc tại nhà với một số bệnh nhân (thuốc được tiêm dưới da bụng, do nhân viên y tế hoặc người nhà bệnh nhân đã được huấn luyện thực hiện), trong vòng 5 – 7 ngày, và gối với một thuốc chống đông đường uống gọi là kháng vitamin K, dùng lâu dài.

– Băng chun áp lực, hay tất áp lực y tế, có tính đàn hồi cao và áp lực từ 20 – 30 mmHg khi đeo, giúp duy trì một áp lực thường xuyên lên tĩnh mạch chi dưới, một mặt góp phần làm ly giải cục máu đông, giảm nguy cơ di chuyển của cục máu đông, mặt khác, ngăn ngừa biến chứng suy tĩnh mạch mạn tính.
Xem thêm Cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân

– Chế độ vận động, dinh dưỡng: Thông thường bệnh nhân viêm tắc tĩnh mạch chi dưới khi mới điều trị được yêu cầu nằm tại giường, nhưng chỉ sau 24 – 48 giờ và được đeo tất hay băng áp lực, bệnh nhân được khuyến cáo dậy đi lại nhẹ nhàng. Về dinh dưỡng, người bệnh thường được khuyên tránh các thức ăn có thể gây táo bón. Điều quan trọng là chế độ ăn phù hợp với chế độ điều trị thuốc chống đông, hạn chế các thức ăn có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc dùng thuốc. Trong thời gian dùng thuốc chống đông, người bệnh được khuyên tránh các hoạt động thể lực mạnh, có nguy cơ gây chảy máu, tránh sử dụng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, aspirin, thuốc đông y do làm tăng nguy cơ chảy máu.

Thời gian điều trị: Trong thời gian điều trị thuốc chống đông đường tiêm, bệnh nhân sẽ phải nằm viện, trung bình 7 – 10 ngày, nếu như không có biến chứng thuyên tắc phổi. Khi chuyển sang thuốc chống đông đường uống, bệnh nhân sẽ được theo dõi và điều trị ngoại trú. Hiệu quả điều trị thuốc chống đông kháng vitamin K đường uống được đánh giá dựa vào chỉ số INR, yêu cầu chỉ số này từ 2 – 3. Thông thường INR được xét nghiệm mỗi tháng 1 lần. INR dưới 2 chứng tỏ thuốc chống đông không có hiệu quả, INR trên 3 chỉ ra sự quá liều thuốc, có nguy cơ gây biến chứng chảy máu. Thời gian điều trị thuốc phụ thuộc vào nguyên nhân, tối thiểu là 3 tháng nếu viêm tắc tĩnh mạch có yếu tố nguy cơ rõ ràng và tạm thời, trên 12 tháng, thậm chí cả đời, nếu không rõ nguyên nhân, viêm tắc tĩnh mạch tái phát, hoặc do nguyên nhân rối loạn đông máu. Thời gian đeo tất hay băng áp lực được khuyến cáo tổi thiểu là 2 năm, tốt nhất là kéo dài, để tránh nguy cơ suy tĩnh mạch.

Phòng tránh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Những người có nguy cơ cao bị viêm tắc tĩnh mạch như sau phẫu thuật vùng tiểu khung, chấn thương chỉnh hình …, bị các bệnh lý nội khoa nặng nề buộc phải nằm bất động kéo dài … có chỉ định dùng thuốc chống đông dự phòng. Gia đình của họ đươc khuyên phải thường xuyên thay đổi tư thế, xoa bóp chân, có thể đeo tất áp lực dự phòng huyết khối ở chân cho bệnh nhân.

Phụ nữ có chỉ định điều trị hormone, dùng thuốc tránh thai, cần tham khảo bác sĩ điều trị và khám định kỳ. Phụ nữ có thai đặc biệt ở những tháng cuối, được khuyên mang tất áp lực, gác cao chân để tránh ứ trệ tuần hoàn. Sau đẻ, sau mổ nên dậy vận động sớm, xoa bóp chân tay, tránh nằm một chỗ.

Người béo phì, có lối sống tĩnh tại được tư vấn giảm cân, tăng cường tập thể dục thể thao để cải thiện hoạt động bơm của cơ. Khi đi ô tô, máy bay đường dài, để tránh nguy cơ tắc tĩnh mạch, nên uống nhiều nước, co duỗi chân tay, đứng dậy đi lại sau mỗi 1 – 2 tiếng nếu có thể, ngoài ra, có thể đeo tất áp lực phòng chống tắc mạch.
Tìm hiểu các kiến thức về bệnh giãn tĩnh mạch chân, và các phương pháp điều trị tại website Trekhoedep.Vn