Vàng đã liên tiếp trượt giảm trong những tháng gần đây khi chúng ta ngày càng ‘thân quen’ hơn với khả năng Cục dự trự Liên bang Mỹ tăng lãi suất. Nhưng điều đó sẽ đem đến kết quả gì? Bất kỳ sự ngần ngại hay quyết định ‘đẩy lùi’ động thái tăng lãi suất nào của Fed cũng sẽ giúp vàng có được ‘năng lượng’ để bay lên.

Gia vang vẫn tương đối lặng lẽ trong việc phản hồi với cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp – điều này là một bất ngờ với không ít người. Nguy cơ lây lan khủng hoảng tài chính từ Hy Lạp là khá cao và trong hoàn cảnh bình thường thì giá vàng sẽ di chuyển đi lên bởi sự không chắc chắn. Nếu chúng ta nhìn thấy các biện pháp cứu trợ mới bị từ chối bởi chính phủ Hy Lạp thì chắc chắn quốc gia trên sẽ là đất nước đầu tiên bước chân ra khỏi Eurozone; theo đó vàng sẽ được hưởng lợi.

Có một vài lý do khiến vàng vẫn ở mức thấp trong thời gian không chắc chắn như vậy, và Fed là lý do chính. Thị trường nha hang đã phần nào phản ánh kì vọng nâng lãi suất của Fed trong tháng Chín tới vào giá khiến cho quý kim di chuyển xuống các mức thấp hơn trong vài tháng qua. Với tất cả sự không chắc chắn trong thị trường toàn cầu, liệu Fed có thể đủ lý lẽ để biện minh cho hàng động nâng lãi suất của mình? Hay nền kinh tế Mỹ thậm chí còn đủ mạnh mẽ?

Quay trở lại vào tháng Sáu – thời điểm Fed quyết định giữ nguyên mức lãi suất, Biên bản cuộc họp chính sách tiết lộ rằng các thành viên của Ngân hàng trung ương đang lo ngại về rủi ro toàn cầu nhưng cũng đã nhìn thấy dấu hiệu của một nền kinh tế hồi phục và tăng tưởng. Tuy nhiên, họ đã nói như sau: “Nhiều thành viên nhấn mạnh rằng, nhằm xác định các tiêu chí để bắt đầu bình thường hóa chính sách tiền tệ đã được đáp ứng, họ sẽ cần thêm thông tin cho thấy tăng trưởng kinh tế đã dần mạnh lên, các điều kiện thị trường lao động đang tiếp tục cải thiện, và lạm phát di chuyển về phía mục tiêu của Ủy ban Thị trường mở Liên bang”.

Chúng ta hãy nhìn vào các dữ liệu và xem liệu chúng có là thứ mà Fed đang tìm kiếm hay không. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm từ 5,4% đến 5,3% – đây là một dữ liệu tích cực, nhưng khó có một sự cải thiện lớn. GDP trong quý đầu tiên phản ánh tình trạng ảm đạm của nền kinh tế khi -0,2% so với vùng kì năm trước, và chúng tôi sẽ có được cái nhìn đầu tiên về tăng trưởng kinh tế quý II vào cuối tháng này. Fed sẽ cần phải có những dữ liệu lớn hơn, tốt hơn thì mới đủ lực để gia tăng lãi suất. Doanh số bán lẻ của Mỹ công bố ngày hôm qua phản ánh sự suy giảm -0,3% trong khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua đáng thất vọng tại con số 297.000 chứ không phải 275.000 như mong đợi.

Và sau đó là Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán nước này đã khiến chính phủ đình chỉ giao dịch đới với hơn 1.000 công ty (trên 2/3 thị trường), và việc bán bất cứ cổ phiếu nào đều trở thành bất hợp pháp. Một số thương nhân đã thực hiện để bán khống nhà hàng hóa như một hàng rào chống lại cổ phiếu. Đây sẽ là một vấn đề và động thái bán khống có thể tạo nên khủng hoảng thị trường khi thích hợp. Fed rất quan tâm tới Trung Quốc và các mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ ‘ghìm’ chân Fed trong động thái nâng lãi suất.

Vì vậy, liệu Fed có đang trong vị thế nâng lãi suất? Nền kinh tế nha hang hầu như không được cải thiện nhiều nhưng chúng ta lại đang nhích gần hơn tới sự gia tăng lãi suất, vậy liệu thị trường vàng có thể tăng nhanh hơn với những gì nó đã được định giá? Bà Yellen sẽ có bài điều trần trước Quốc hội sau ngày hôm nay và chúng ta sẽ chẳng ngạc nhiên nếu thấy bà vẫn rụt rè khi về động thái gia tăng lãi suất. Bà có thể quan sát kĩ những rủi ro ở Hy Lạp và Trung Quốc cũng như nền kinh tế Mỹ không hoàn toàn đủ mạnh để xử lý việc tăng lãi suất. Bất kỳ sự gợi ý nào rằng động thái tăng lãi suất vào tháng Chín sẽ không xảy ra sẽ giúp vàng cất cánh.