Thành phố Cần Thơ mới được tách ra từ tình Cần Thơ cũ. Thành phố Cần Thơ hiện nay tiếp giáp với 5 tỉnh, phía Bắc giáp An Giang và Đồng Tháp, phía đông là Vĩnh Long, phía Nam là Hậu Giang và phía Tây là Kiên Giang. Thành phố Cần Thơ cách thành phố Hồ Chí Minh 170km. Vàdu lịch Cần Thơ luôn là điểm hấp dẫn dành cho khách du lịch. Thời tiết ở Cần Thơ ít có biến động, quanh năm hầu như không có bão, không có mùa đông. Khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm ở đây khoảng 27 độ C. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Thành phố Cần Thơ được mệnh danh là “Tây Đô”, nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như: sông Hậu, sông Cần Thơ, sông Cái Tư, kênh Quản Lộ, kênh Phụng Hiệp, kênh Xã No, sông Cái Sắn…Các tuyến quốc lộ chạy qua tỉnh là quốc lộ 1A, quốc lộ 80, quốc lộ 91. Tại Cần Thơ có 3 cảng Cần Thơ, qui mô có thể phục vụ cho tàu 10.000 tấn, Trà Nóc có thể phục vụ cho tàu 40.000 tấn và Cái Cui đang mở rộng để có thể tiếp nhận tàu 20.000 tấn, sân bay dân dụng Trà Nóc nằm bên bờ sông Hậu, là ưu thế phát triển vận tải hàng không, trong đó từng bước đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Trên địa bàn Cần Thơ hiện có 2 khu công nghiệp tập trung, 2 trung tâm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 4 trường đại học và cao đẳng, nhiều trường trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề. Từ xa xưa Cần Thơ được ví như là trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ, hiện nay vẫn là trung tâm chế biến xuất khẩu gạo lớn nhất trong cả nước. Thành phố Cần Thơ có vai trò trung tâm về địa lý, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật ở miền Tây Nam Bộ. Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động ở Cần Thơ như: chế biến nông, thủy sản, cơ khí nhiệt điện, (Trà Nóc 33.000Kw) sản xuất hàng tiêu dùng, hóa chất, vật liệu xây dựng. Cần Thơ với tư cách là trung tâm văn hóa lớn của vùng, có nhiều đặc trưng văn hóa độc đáo của cư dân vùng Nam Bộ, Cần Thơ có nhiều thế mạnh riêng trong phát triển du lịch, không chỉ bằng kết cấu hạ tầng khá hoàn chỉnh mà còn ở tiềm năng văn hóa đa phong phú và đa dạng. VĂN HÓA – LỄ HỘI CỦA DU LỊCH CẦN THƠĐịa danh Cần Thơ có xuất xứ từ tên”cầm thi giang” (sông thơ đàn)cho thấy đây là vùng văn hóa sông nước. Con sông gắn liền với mọi hoạt động kinh tế, văn hóa cư dân. Nét độc đáo tự nhiên và kiến trúc đô thị của Cần Thơ là mạng lưới kênh rạch. Kênh rạch cũng như “đường phố” nó mang vẻ đẹp cho một đô thị lớn, có vai trò xứ mệnh chung của cả vùng miền Tây. Cần Thơ lại có vẻ đẹp bình dị, nên thơ của miền quê sông nước, dân cư tập trung đông đúc, làng xóm trù phú núp dưới bóng dừa, Cần Thơ nổi tiếng với bến Ninh Kiều. Thành phố Cần Thơ là một trong số những địa phương có nhiều cư dân có nhiều người Hoa, người Khmer sinh sống tạo nên sự đa dạng trong sinh hoạt – văn hóa của cộng đồng cư dân địa phương. Cũng như nhiều tỉnh khác ở miền Tây Nam Bộ, cộng đồng người Hoa, Khmer ở Cần Thơ có những sắc thái văn hóa truyền thống riêng.Suốt tiến trình phát triển của cư dân Cần Thơ và cư dân đồng bằng sông Cử Long, nền văn hóa ấy đã giao hòa, gắn kết với văn hóa Việt làm phong phú, đa dạng thêm di sản văn hóa địa phương và của toàn dân tộc. Hội đình Bình Thủy – Du lịch Cần Thơ Lễ hội Bình Thủy diễn ra ở phường Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Đình thờ thành hoàng Bổn Cảnh và ông Đinh Công Tráng. Lễ hội diễn ra 2 kỳ trong một năm: Hạ điền (14-15 tháng 12 âm lịch) và Thượng Điền (12-14 tháng 4 âm lịch). Lễ hội đình Bình Thủy vào dịp Thượng điền, mở trong 3 ngày để thờ cúng Bốn Cảnh Thành hoàng (thổ thần canh giữ đất). Đây là lệ hội cầu an có cúng tế, rước thần trên “kiệu rồng tán phượng”, thỉnh sắc cầu thần bằng bè ghép 3 chiếc thuyền trang trí lộng lẫy và tổ chức hát hội 3 đêm liền. Vào dịp lễ hạ Điển, các cố gái trổ tài nữ công gia chánh trong cuộc thi làm bánh, mứt để dâng tế thần. DI TÍCH – DANH THẮNG CỦ DU LỊCH CẦN THƠ<div class="cms_table"><table width="300" class="cms_table"><tr valign="top" class="cms_table_tr"><td align="center" class="cms_table_td"></td> </tr> </table></div> Chùa Nam Nhã Chùa tọa lạc ở số 612 đường Cách Mạng Tháng 8, phường an Thới, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Trước đây là tiệm thuốc Bắc Nam Nhã Đường và là nơi liên lạc , hội họp của các phong trào đấu tranh chống Pháp. Chùa do ông Nguyễn Giác Nguyên đứng ra xây dựng năm 1895, theo tông phái Minh Sư nên còn được gọi là chùa Minh Sư. Chùa Nam Nhã là nơi hoạt động của những sĩ phu yêu nước trong tổ chức Việt Nam Quang Phục hội. Năm 1917, chùa được trùng tu. Sân chùa rộng rãi trồng nhiều cây, giữa sân là hòn non bộ cao hơn 2m. Trong chính điện có bàn thờ cụ Giác Nguyên, Lịch Đại Tổ Sư, ban thờ Tam Giáo với ba pho tượng bằng đồng là tượng Đức Phật Thích Ca, Đức Khổng Tử và tượng Lão Tử, hai bên chính điện là hai ngôi nhà 5 gian dành cho phái nam và phái nữ ở. Phía sau là khu vườn mộ, nơi yên nghỉ của những người tham gia phong trào Đông Du và xây dựng chùa. Ngày nay du khách tới đây không chỉ thưởng thức vẻ đẹp cổ kính trang nghiêm của chùa, mà đến đây họ còn tìm hiểu những hoạt động sôi nổi của các sĩ phu yêu nước phong trào Đông Du. Đặc ủy Hậu Giang, xứ ủy Nam Kỳ trong những năm đầu khó khan gian khổ của cách mạng Việt Nam. Hội Linh Cổ Chùa Hội Linh tọa lạc tại số 314/36 đường Cách Mạng Tháng 8, phường An Thới, quận Bình Thủy. Chùa được dựng năm 1907, lúc đầu bằng tre, lá, sau đó nhờ bà con quyên góp nên năm 1914 chùa được xây dựng lại bằng gỗ và gạch ngói. Khi mới lập, chùa có tên gọi Hội Long Tự có ý nghĩa mong muốn sự thịnh vượng tốt đẹp cho nhân dân quanh vùng Năm 1914 hòa thượng Thích Hoàng Đạo trụ trì, đổi tên chùa là “Hội Linh Cổ tự”. Chùa là một cơ sở nuôi giấu, đùm bọc các chiến sĩ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, góp phần vào chiến thắng của quân dân tỉnh Cần Thơ. Chùa Hội Linh cổ kính còn giữ những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc gỗ có giá trị như bức tượng Giám Trại, chuông đồng mõ, bộ binh khí (16 cái) và hàng chục bức tượng bằng gỗ, gỗ thạch cao và đồng. Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Pháp) Ở vào vị trí trung tâm thành phố, chùa ông có lối kiến trúc độc đáo được giữ gìn gần như nguyên vẹn từ thuở ban đầu. Chùa được xây dựng năm 1894 – 1896 trên một khu đất có diện tích gần 532m3, đường Hai Bà Trưng gần bến Ninh Kiều. Mái chùa lợp bằng ngói âm dương với các gờ bó mái bằng những hàng ngói ống men xanh thẫm, trên bờ nóc có vô số hình nhân đủ màu bằng gốm sứ, lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa long, chim phụng, ở hai đầu đao là hai tượng người cầm mặt trời, mặt trăng. Trong chùa thờ Quan Công, một vị tướng thời tam quốc, tấm gương về lòng trung hiếu tiết nghĩa và các vị quan âm Nam Hải, Thái Bạch Tinh Quân, Thổ Địa, Đổng Vĩnh… Chùa Ông là nơi sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa của người Hoa tại Cần Thơ, chùa được bộ Văn Hóa – Thông Tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1993. Bến Ninh Kiều. Tên Ninh Kiều là kỷ niệm một chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi chỉ huy, Ninh Kiều ở phía hữu ngạn sông Hậu, trung tâm thành phố Cần Thơ. Trên bến sông suốt ngày tấp nập tàu thuyền xuôi ngược chở đầy những sản vật vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bên Ninh Kiều là cảng Cần Thơ tàu thuyền tấp nập ra vô, gần bến Ninh Kiều có chợ Cần Thơ, một trung tâm buốn bán lớn ở miền Tây Nam Bộ. Nơi đây hấp dẫn khách du lịch là nhà hàng nổi trên sông, bạn có thể vừa thưởng thức các món đặc sản vừa ngắm cảnh sông nước. Vườn cò Bằng Lăng Trên đường từ Cần Thơ về thành phố Long Xuyên An Giang, qua khỏi thị trấn Thốt Nốt tầm 5km là đến vườn cò Bằng Lăng. VƯờn nằm ở cuối cầu Bằng Lăng, dọc theo bờ sông nhỏ, dưới những hàng cây rợp bóng trước một vùng nước trắng mênh mông như biển – đó là ruộng lúa đã gặt xong vào mùa nước nổi. Du khách đến thăm vườn cò sẽ được thấy hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn con cò (cò trắng, cò xám, cò đen, cồng cộc) chao cánh và sà xuống những cành trúc la đà, đong đưa theo gió, rối rít gọi đàn… Trong vườn còn có một cái tum dựng chìa ra bờ ruộng, làm bằng tre, cao chừng 3m thoạt trông như một khan đài mà từ đó du khách có thể dõi nhìn khắp vườn cò đông đúc giữa vùng đồng quê thanh bình của đồng bằng Sông Cửu Long Vườn du lịch ở Cần Thơ Trong vài năm trở lại đây hàng loạt các vườn du lịch xanh tươi và hiện đại đã và đang xuất hiện trên khắp các tuyến đường bộ, đường thủy ở Cần Thơ thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm. Vườn du lịch Mỹ Khánh, vườn nhà ông Sáu Dương, vườn lan Bình Thủy, vườn du lịch Ba Láng (Châu Thành), Tân Bình (Phụng Hiệp) trải dài dọc theo tuyến lộ vòng cung, trên các tuyến sông Phong Điền, Phụng Hiệp và nhiều vườn du lịch quốc gia khác ở Ô Môn, Thốt Nốt đang phát triển. Từ thành phố Cần Thơ du khách theo quốc lộ 1 hướng về Sóc Trăng qua cầu Đầu Sấu, đến gần cầu Cái Răng rẽ phải khoảng 6km là đến vườn du lịch Mỹ Khánh. Vườn Mỹ Khánh rộng 2,2ha với hơn 20 loại cây trái, hoa kiểng và nhiều loại động vật như chim cá rùa, rắn, cua, tôm…du khách đi dạo trong vườn hít thở không khí trong lành mát mẻ và được nếm các loại trái cây chin và những món ăn đặc sản miệt vườn. Dưới bóng cây xanh thấp thoáng ẩn hiện những ngôi nhà rông nhỏ xinh là nơi khách nghỉ đêm. Khu du lịch Ba Láng ở cách thành phố Cần Thơ 9km (qua cầu Cái Răng) diện tích 4,2ha, nơi đây có hồ ao sen nuôi động vật, 2 hồ tắm dành cho người lớn và trẻ em, có sân khấu ngoài trời, chuồng thú, khách sạn mini. Những miệt vườn ở đây được kết hợp loại hình kinh tế vườn và du lịch đã làm phong phú thêm tuyến du lịch miền sông nước Cửu Long.
Nguồn: travelvisa365.com