Trang 1 của 13 12311 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 123

Chủ đề: Trên tay và đánh giá máy tính lai Lenovo IdeaPad Yoga 13

  1. #1

    Trên tay và đánh giá máy tính lai Lenovo IdeaPad Yoga 13





    Tại triển lãm CES năm 2012, nhà sản xuất máy tính Trung Quốc - Lenovo đã công bố chiếc máy tính lai (hybrid) chạy Windows 8 đầu tiên của mình với tên gọi Yoga. Cuối năm 2012, tại sự kiện Microsoft Tech Day, Yoga một lần nữa xuất hiện với phiên bản Windows 8 hoàn chỉnh và ngay trong tuần qua, Lenovo Việt Nam cũng đã chính thức họp báo ra mắt dòng sản phẩm này tại thị trường trong nước. Lenovo Yoga có 2 phiên bản 11" và 13", tuy giống nhau gần như hoàn toàn về thiết kế nhưng nền tảng hệ điều hành lại khác nhau. Nếu như phiên bản 11" dùng Windows RT hoạt động trên nền vi xử lý Tegra 3 của nVIDIA thì phiên bản 13" lại sử dụng Windows 8 tiêu chuẩn với vi xử lý Intel Core I thế hệ 3 (Ivy Bridge). Hôm nay, mình đã mượn được một chiếc Yoga 13" và xin gởi đến các bạn bài đánh giá chi tiết về sản phẩm này.

    Thiết kế:

    Thuộc dòng Ultrabook IdeaPad, Yoga có thiết kế khá giống với IdeaPad U300s với các cạnh vuông vắn, mỏng và thanh lịch. Tuy nhiên, nếu như U300s nổi bật với lớp vỏ nhôm nguyên khối thì Yoga lại sử dụng chất liệu mềm mại phủ lên trên lớp nhôm này, mặt ngoài và các rìa đều phủ su và bên trong là chất liệu giả da. Thiết kế phủ su trên Yoga tạo độ bám cao và ít bám dính vân tay, đây là một đặc điểm rất giống với những chiếc máy tính dòng ThinkPad. Vì vậy, khi cầm máy trên tay, bạn sẽ có một cảm giác chắc chắn quen thuộc của ThinkPad và mỏng nhẹ của Ultrabook. Tuy nhiên, vẻ đẹp về thiết kế không chỉ dừng lại ở chất liệu mà còn là sự kết hợp giữa máy tính và máy tính bảng. Sự kết hợp này khiến Yoga trở nên rất linh hoạt cho dù người dùng sử dụng ở tư thế nào.

    Thiết kế bản lề linh hoạt cho phép màn hình mở ra một góc đến 360 độ, như một cuốn vở. Bản lề được làm bằng kim loại giúp giữ vững màn hình ở mọi chế độ hoạt động. Nếu muốn sử dụng như một chiếc máy tính thuần túy, bạn chỉ việc mở màn hình ra ở góc nhìn phù hợp. Nhưng nếu cần một chiếc máy tính bảng hoàn toàn, màn hình có thể gập ngược ra sau và lúc này bàn phím/bàn rê sẽ được vô hiệu hóa. Những gì còn lại của Yoga là một chiếc màn hình cảm ứng đa điểm 13,3". Nếu cần xem phim hay chia sẻ nội dung từ xa với nhiều người, bạn có thể mở ngược màn hình ra sau một góc hơn 270 độ và dùng phần bàn phím làm đế đặt trên bàn (stand mode) hoặc úp ngược máy xuống như một tờ lịch để bàn (Lenovo gọi là tent mode - chế độ túp lều). Mình đã có cơ hội trải nghiệm khá nhiều thiết kế máy tính lai độc đáo như Dell XPS Duo 12, Sony Vaio Duo 11, Toshiba Satellite U925t nhưng theo đánh giá của mình, thiết kế của Yoga như vậy tạo nên sự chắc chắn và tiện lợi hơn rất nhiều. Không phải trượt như Sony, không phải xoay vòng quanh 1 khung nhôm mỏng manh như Dell, không nửa vời như Toshiba, Yoga chỉ đơn giản là gập ngược lại. Thêm vào đó, với độ mỏng chỉ 16,9 mm và trọng lượng chỉ 1,5 kg, Yoga không quá nặng nề để sử dụng như một chiếc máy tính bảng. Tuy nhiên, có một điều e ngại là khi gập lại, phần bàn phím sẽ lộ ra ngoài và nếu sử dụng không cẩn thận, bàn phím sẽ bị trầy hay thậm chí bong tróc.

    Một điểm đáng chú ý khác là Lenovo cũng đã thiết kế lại cổng sạc thành hình vuông, kích thước bé hơn chút ít so với cổng USB nhằm bảo toàn độ mỏng của máy. Để phân biệt với 2 cổng USB còn lại thì cổng sạc có màu vàng, trong khi cổng USB 3.0 màu xanh và USB 2.0 màu đen. Ngoài ra, Yoga còn có cổng HDMI để xuất hình ảnh sang màn hình ngoài và khe cắm thẻ nhớ SD - có lẽ Lenovo đã rút kinh nghiệm từ U300s khi không trang bị khe cắm này.

    Bàn phím và bàn rê:





    Yoga sở hữu thiết kế bàn phím đặc trưng của Lenovo - phím hình chữ U, các phím rời dạng chiclet và layout phím quen thuộc của dòng IdeaPad. Mặc dù máy khá mỏng nhưng phím không bị nông, qua đó cho cảm giác gõ rất tốt. Tuy nhiên, bạn sẽ phải mất một chút thời gian để làm quen với chiếc bàn phím này bởi một số phím như Backsspace, Shift, Caps, Tabs bị thu nhỏ kích thước so với tiêu chuẩn. Thêm vào đó, bàn phím cũng không có đèn nền backlit.

    Lenovo Yoga được trang bị bàn rê phủ kiến kích thước lớn, chiếm 1/3 diện tích khu vực chiếu nghỉ tay. Bàn rê hỗ trợ đầy đủ các thao tác của Windows 8 như vuốt từ 2 mép trái/phải vào trong để mở App Bar, Charm Bar, cuộn trang bằng 2 ngón, phóng to thu nhỏ bằng 2 ngón. Đặc biệt, Lenovo bổ sung thêm một tính năng rất hay cho bàn rê, đó là khi dùng 4 ngón tay vuốt từ trên xuống, một "tấm màn" sẽ kéo xuống hiển thị ngày giờ. Đây là một dạng màn hình khóa, tấm màn trong mờ cho phép quan sát những cửa sổ, ứng dụng đang mở bên trong nhưng không thể chạm vào cho đến khi dùng 4 ngón tay vuốt ngược trở lên. Các phím chuột trái/phải được tích hợp vào dưới bàn rê, khá dễ bấm. Tuy nhiên, do được đặt chính giữa khu vực để tay, không đối xứng với phím Space như cách bố trí truyền thống nên đôi khi tay sẽ bất ngờ chạm vào bàn rê làm lệch trỏ chuột.

    Màn hình và âm thanh:





    Lenovo Yoga được trang bị màn hình cảm ứng đa điểm (10 điểm chạm), kích thước 13,3", công nghệ IPS và độ phân giải 1600 x 900. Có thể nói Yoga sở hữu một trong những chiếc màn hình đẹp nhất trong thế giới Ultrabook. Màn hình có độ sáng cao, rất trong, góc nhìn rộng đến 170 độ và màu sắc chân thực. Mặc dù độ phân giải chỉ 1600 x 900, không Full HD như 3 chiếc máy mình vừa nêu ở trên nhưng độ phân giải này rất phù hợp với kích thước màn hình 13,3". Các yếu tố trên màn hình không bị thu nhỏ lại nên thao tác cảm ứng trở nên thuận tiện hơn nhiều. Thêm nữa, tỉ lệ màn hình hợp lý khiến trải nghiệm sử dụng ở chế độ màn hình dọc trở nên rất thú vị, y hệt như đang đọc một tờ báo hay tạp chí. Nói chung, mình rất hài lòng về chất lượng màn hình cũng như tính năng cảm ứng trên Lenovo Yoga.

    Yoga có 2 loa được tích hợp vào khu vực tản nhiệt phía sau. Loa cho âm thanh đầu ra lớn và đủ rõ ràng để bạn có thể trải nghiệm các bộ phim hay nghe nhạc. Tuy nhiên, chất lượng âm thanh trên Yoga không có gì đặc biệt và đây là điều cũng dễ hiểu đối với một chiếc Ultrabook.

    Hiệu năng:

    Lenovo Yoga phiên bản 13" có khá nhiều tùy chọn cấu hình, CPU từ Core i3 đến i7, RAM từ 4 GB đến 8 GB và dung lượng ổ cứng từ 128 GB đến 256 GB. Chiếc máy mình dùng để đánh giá có cấu hình khá tốt với CPU Core i5-3317U 1,7 GHz, hỗ trợ GPU tích hợp Intel HD Graphics 4000, RAM 4 GB và ổ cứng SSD 128 GB. Trên trang Engadget, họ đã thực hiện benchmark 3 mẫu máy có cấu hình tương đương là Lenovo IdeaPad Yoga 13, Toshiba Satellite 925t và Dell XPS Duo 11 bằng các chương trình PCMark7 và 3DMark06. Dưới đây là bảng so sánh:





    Mình cũng đã thử benchmark lại trên Yoga với thiết lập tối đa của cả 2 chương trình, kết quả là Yoga đạt 3543 điểm với 3DMark06 và 4021 điểm với PCMark7.





    Thử nghiệm tốc độ đọc ghi ổ SSD bằng phần mềm ATTO Disk Benchmark, tốc độ đọc ghi của Yoga gần như ngang nhau, trong khi 2 mẫu máy còn lại, tốc độ đọc luôn gấp đôi tốc độ ghi.

    Tất nhiên điểm số chỉ là một phần, quan trọng là qua quá trình sử dụng, Yoga đã mang lại trải nghiệm rất tuyệt vời, xử lý đa nhiệm tốt, chạy ngọt phim HD, tốc độ khởi động chưa đến 10 giây. Có lẽ đây là những gì chúng ta mong muốn trên một chiếc Ultrabook như Yoga.

    Pin và nhiệt:

    Hệ thống tản nhiệt trên Yoga được đặt ở rìa sau, vì vậy máy không bị nóng cục bộ, hơi nóng được tản ra ngoài rất hiệu quả. Máy chỉ hơi nóng ở phần tản nhiệt khi hoạt động với các tác vụ nặng, đặc biệt là xem phim HD. Mặc dù vậy, bạn sẽ khó có thể nghe thấy tiếng ồn từ quạt, Lenovo đã xử lý rất tốt ở điểm này.

    Là một chiếc Ultrabook, Yoga phải đáp ứng thời được thời lượng pin dài lâu. Theo quảng cáo của Lenovo thì pin của máy có thể lên tới 8 giờ. Mình đã thử nghiệm thời lượng pin của Yoga với Wi-Fi luôn bật, độ sáng màn hình 50% và sử dụng liên tục để làm việc hàng ngày thì Yoga "sống" được hơn 5 tiếng rưỡi. Nếu sử dụng ở cường độ thấp hơn và thường xuyên để máy ở chế độ nghỉ thì thời lượng pin kéo dài đến hơn 6 tiếng. Đây là thời lượng pin chấp nhận được đối với một chiếc Ultrabook có màn hình cảm ứng 13,3".

    Phần mềm:





    Lenovo Yoga được cài sẵn khá nhiều phần mềm tiện ích cho người dùng. Các ứng dụng do Lenovo phát triển bao gồm: Lenovo Companion - một ứng dụng giới thiệu các phần mềm và công cụ hay để người dùng nhanh chóng làm quen và khai thác Yoga; Lenovo Cloud Storage - một dịch vụ lưu trữ đám mây được hỗ trợ bởi SugarSync; Lenovo Motion Control - hỗ trợ các cử chỉ (gesture) trên màn hình cảm ứng; Lenovo Transition - một ứng dụng khai thác cảm biến xoay của màn hình qua đó, khi người dùng lật máy xuống ở chế độ túp lều (tent mode), các ứng dụng như PowerPoint, Media Player, Media Center, Photo Viewer, Photo Live Gallery, Paint sẽ tự động chuyển sang chế độ đầy màn hình; Lenovo IntelligentTouchpad - hỗ trợ tính năng đóng băng màn hình (Freeze/Unfreeze Screen) bằng cách vuốt từ trên xuống bằng 4 ngón tay như mình đã mô tả ở trên. Các ứng dụng đáng chú ý từ phía đối tác thứ 3 bao gồm Intell AppUp - kho ứng dụng dành cho môi trường Desktop do Intel phát hành; RaRa - dịch vụ nghe nhạc trực tuyến miễn phí; McAfee AntiVirus Plus; Accuweather - ứng dụng thời tiết; v.v…

    Lời kết:

    Lenovo Yoga có các mức giá từ 999 USD cho phiên bản Core i3 (Ivy Bridge), SSD 128 GB; 1149 USD cho phiên bản Core i5 (Ivy Bridge), SSD 128 và cao nhất là 1499 USD cho phiên bản Core i7 (Ivy Bridge), SSD 256 GB. Mức giá này khá ngang bằng với Toshiba Satellite U925t nhưng rẻ hơn Sony Vaio Duo 11 và Dell XPS Duo 12. Vì vậy, xét về nhiều khía cạnh thì mình nghĩ Yoga là một chiếc Ultrabook rất đáng mua. Thiết kế linh hoạt, cấu hình ổn, pin khá, cảm ứng mượt mà, giá không quá đắt, có thể nói Yoga là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn trải nghiệm Windows 8 trên một chiếc máy tính lai, xen lẫn giữa thiết kế cổ điển và phá cách.










    <li class="item type-image">





    </li>



    <li class="item type-image">





    </li>



    <li class="item type-image">





    </li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    Nút Start được thiết kế khá lạ mắt.

    </div>

    </li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    [/LEFT]
    Bản lề kim loại rất chắc chắn.


    </div></li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    Layout phím rộng rãi, phím chữ U quen thuộc của dòng IdeaPad.


    </div></li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    Nút nguồm được bố trí tại rìa trước của máy, bên trái nút nguồn là nút OneKey Recovery và bên phải là đèn báo pin.


    </div></li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    Bên cạnh trái là các cổng HDMI, USB 3.0, jack audio.


    </div></li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    Nút tăng giảm âm lượng.​<div style="text-align: left">


    </div></div></li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    Bên cạnh phải là cổng sạc hình chữ nhật màu vàng, cổng USB 2.0, khe đọc thẻ SD.


    </div></li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    Nút tắt chế độ xoay màn hình.


    </div></li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    Phía sau là khe tản nhiệt và 2 loa tích hợp.


    </div></li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    Màn hình mở ra 1 góc 180 độ.


    </div></li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    Bẻ ngoặc ra sau dùng bàn phím làm giá đỡ (stand mode).


    </div></li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    Hay úp lại như túp lều (tent mode).​<div style="text-align: left">


    </div></div></li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">

    So sánh với Yoga 11".


    </div></li>



    <li class="item type-image">





    </li>



    <li class="item type-image">





    </li>



    <li class="item type-image">





    </li>



    <li class="item type-image">





    <div class="Tinhte_Gallery_Description">



    </div>

    </li>



  2. #2
    up cho lên đầu

  3. #3
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    híc ... quá đắt

  4. #4
    đẹp, khá hay nhưng tiếc là em sinh ra trong gia đình khựa nên bye bye

  5. #5
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    có đắt không so với người dùng việt không ban

  6. #6
    Nếu là IBM thì chắc sẽ mua 1 cái, nhưng giờ chắc để dành cho mấy chú TQ dùng.

  7. #7
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    không biết đâu là mtb đâu là mtxt luôn ?

  8. #8
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    không thích kiểu thế kế này cho lắm

  9. #9
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Thích nhất là có thể thay đổi được nhiều góc nhìn thôi.

  10. #10
    Ngày tham gia
    Mar 2014
    Bài viết
    0
    Nhìn cũng đẹp phết. Lenovo là của IBM mà giờ đã bán cho Tàu Khựa phải k ta ?

Các Chủ đề tương tự

  1. Đánh giá laptop 'lai' Lenovo IdeaPad Yoga 11
    Bởi phuchanh604 trong diễn đàn Khu Vực Máy Tính
    Trả lời: 2
    Bài viết cuối: 03-13-2014, 07:03 AM
  2. Trả lời: 83
    Bài viết cuối: 12-13-2013, 09:42 PM
  3. Trả lời: 60
    Bài viết cuối: 10-16-2013, 06:21 AM
  4. Lenovo chính thức giới thiệu IdeaPad Yoga và Thinkpad Twist ở Việt Nam
    Bởi khuongcanit trong diễn đàn Khu Vực Máy Tính
    Trả lời: 103
    Bài viết cuối: 08-09-2013, 03:53 PM
  5. Lenovo cho đặt hàng Yoga IdeaPad 11S: CPU Ivy Bridge, màn hình gập 11,6", giá từ 800$
    Bởi thegioichuotdep trong diễn đàn Khu Vực Máy Tính
    Trả lời: 22
    Bài viết cuối: 05-18-2013, 05:19 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •