Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Đánh giá laptop 'lai' Lenovo IdeaPad Yoga 11

  1. #1
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0

    Đánh giá laptop 'lai' Lenovo IdeaPad Yoga 11

    Tương tự Yoga 13 và Twist, mẫu laptop lai Yoga 11 cũng có thiết kế ấn tượng không kém với màn hình xoay 360 độ, cho phép tùy biến sử dụng theo nhiều cách khác nhau.
    <span style="font-family: 'arial'">
    <span style="font-family: 'arial'"><span style="font-size: 14px"><span style="font-family: 'arial'">IdeaPad Yoga 11 với bộ cánh tông màu nổi bật, trẻ trung.</span></span></span></span>
    Kiểu dáng <span style="color: #176093">Yoga 11 khá giống với Yoga 13, tuy nhiên, nền tảng phần cứng lẫn phần mềm của hai mẫu IdeaPad này lại khác nhau. Cụ thể, Yoga 11 xây dựng trên nền tảng kiến trúc ARM với chip SoC (system on chip) nVidia Tegra 3 cùng hệ điều hành Windows RT trong khi Yoga 13 sử dụng kiến trúc x86, chip xử lý Intel Ivy Bridge và hệ điều hành Windows 8. Đây cũng là điểm khác biệt giữa Yoga 11 và những mẫu laptop lai khác.</span>
    Với kích thước 29,8 x 20,4 x 1,56 cm và chỉ nặng khoảng 1,27 kg, <span style="color: #176093">IdeaPad Yoga 11 trông gọn nhẹ hơn đáng kể so với laptop tiêu chuẩn nhưng nếu xét theo kích cỡ màn hình, cổng giao tiếp, hiệu năng tổng thể và cả sự tiện dụng trong quá trình sử dụng thì Yoga 11 không thể sánh bằng. Điều này cũng hoàn toàn bình thường vì việc kết hợp nhiều chức năng của tablet lẫn laptop trong một không gian giới hạn cũng đồng nghĩa với việc nhà sản xuất phải chọn lọc, thu gọn hoặc lược bỏ một số thành phần kém quan trọng.</span>
    <span style="font-family: 'arial'">
    <span style="font-family: 'arial'"><span style="font-size: 14px"><span style="font-family: 'arial'">Góc mở màn hình 360 độ để chuyển đổi sử dụng như một máy tính bảng.</span></span></span></span>
    Điểm thú vị của <span style="color: #176093">Yoga 11 là góc mở màn hình có thể đạt đến 360 độ nhờ hệ thống bản lề kép thiết kế đặc biệt, cho phép tùy biến sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Để thêm phần tiện dụng khi sử dụng như máy tính bảng, Yoga 11 còn được tích hợp một số nút chức năng như nút Windows chuyển nhanh giữa các chế độ màn hình, nút tăng giảm âm lượng, nút khóa xoay màn hình và cả nút nguồn ở phần viền.</span>
    Vỏ máy phủ lớp nhựa mềm bên ngoài và có thêm lớp sợi carbon bên dưới, kết cấu khung máy bằng hợp kim magiê cấu trúc tổ ong nên tổng thể máy khá nhẹ nhưng vẫn đạt được sự cứng cáp cần thiết, mang lại sự tin cậy cho người dùng.
    Điểm cộng trong thiết kế Yoga 11 là bàn phím và touchpad mặc định sẽ tự động khóa khi màn hình mở một góc 180 độ trở lên, tránh việc vô tình nhấn nhầm. Ngoài ra, bàn phím và touchpad còn được thiết kế thấp hơn một chút so với thân máy và có thêm lớp đệm cao su bảo vệ, hạn chế các tiếp xúc vật lý khi xoay ngược bàn phím.
    Cổng giao tiếp, khả năng nâng cấp
    <span style="font-family: 'arial'">
    <span style="font-family: 'arial'"><span style="font-size: 14px"><span style="font-family: 'arial'">Cổng giao tiếp với thiết bị ngoại vi của Yoga 11 khá hạn chế.</span></span></span></span>
    Giới hạn về kích cỡ nên số cổng giao tiếp, kết nối với thiết bị ngoại vi của máy khá hạn chế. Cụ thể <span style="color: #176093">Yoga 11 hỗ trợ ngõ xuất hình HDMI, 2 cổng USB 2.0, đầu đọc thẻ nhớ "2 trong 1" và ngõ audio cùng các kết nối không dây thông dụng là Bluetooth 4.0 và Wi-Fi 802.11b/g/n.</span>
    Về khả năng nâng cấp linh kiện phần cứng theo nhu cầu người dùng là không thể do <span style="color: #176093">Yoga 11 sử dụng SoC (system on chip) Tegra 3 của nVidia. Các thành phần quan trọng như chip đồ họa GeForce ULP, bộ nhớ (DDR3L RAM) 2 GB và bộ nhớ flash eMMC (thay cho ổ cứng) được tích hợp trực tiếp trên bo mạch chính.</span>

    Tương tác với người dùng
    <span style="font-family: 'arial'">
    <span style="font-family: 'arial'"><span style="font-size: 14px"><span style="font-family: 'arial'">Màn hình cảm ứng 5 điểm, độ phân giải WXGA cùng công nghệ màn hình IPS.</span></span></span></span>
    ThinkPad Yoga 11 trang bị màn hình cảm ứng đa điểm 11,6 inch, độ phân giải WXGA 1.366 x 768 pixel. Công nghệ <span style="color: #176093">panel IPS giúp màn hình có khả năng hiển thị màu sắc trung thực, góc nhìn rộng khoảng 170 độ. Thử nghiệm thực tế trong môi trường văn phòng cho thấy hình ảnh hiển thị sắc nét, tươi sáng. Các bước chuyển màu, mức độ sáng tối cũng như sắc xám và trắng dễ phân biệt, mang lại cảm giác dễ chịu khi làm việc với các tài liệu văn bản. Việc trang bị màn hình gương có khả năng hấp thụ ánh sáng và độ sáng màn hình đạt đến 350 nit nên khi sử dụng ngoài trời, hình ảnh hiển thị vẫn sáng, rõ nét dù có sự suy giảm so với trong văn phòng.</span>
    Bên cạnh đó, <span style="color: #176093">DanchoiHD cũng nhận thấy hầu như không có sự khác biệt giữa màn hình cảm ứng 5 điểm của Yoga 11 so với cảm ứng 10 điểm trong suốt quá trình thử nghiệm. Cảm giác trơn mịn do độ ma sát thấp giúp thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng nhẹ nhàng và chính xác, đáp ứng tốt sự chuyển động của các ngón tay. Dù vậy, kích cỡ hình ảnh hiển thị trên màn hình 11,6 inch nhỏ hơn so với màn hình 12,5 hoặc 13,3 inch ở cùng độ phân giải (1.366 x 768 pixel). Người dùng cần có thời gian làm quen để thao tác chính xác hơn với các biểu tượng, dòng lệnh trong giao diện desktop.</span>

    Hiệu năng
    <span style="font-family: 'arial'">
    <span style="font-family: 'arial'"><span style="font-size: 14px"><span style="font-family: 'arial'">Vấn đề lớn nhất của Yoga 11 không phải là hiệu năng hay cấu hình phần cứng mà do số ứng dụng hỗ trợ Windows RT hiện khá ít.</span></span></span></span>
    Thử nghiệm với cấu hình phần cứng <span style="color: #176093">Yoga 11 xây dựng trên nền tảng ARM với chip nVidia Tegra 3 xung nhịp 1,2 GHz, đồ họa tích hợp GeForce ULP, 2 GB bộ nhớ DDR3L và bộ nhớ flash eMMC (thay cho ổ cứng) dung lượng 64 GB.</span>
    Vấn đề lớn nhất của Yoga 11 và những thiết bị nền tảng ARM nói chung đang gặp phải là hệ sinh thái Windows RT nhỏ hẹp, khó có thể đáp ứng tốt nhu cầu người dùng cả trong công việc lẫn giải trí như Windows hoặc Mac OS. Cụ thể, Windows RT không hỗ trợ những ứng dụng nền tảng Intel x86 nên không thể áp dụng những công cụ benchmark dùng để đánh giá laptop. Vì vậy, một vài phép thử dùng trong bài viết chỉ mang tính tương đối, có thể không đánh giá được hết sức mạnh của hệ thống.
    Chi tiết thử nghiệm
    Thử nghiệm duyệt web và các ứng dụng văn phòng cho thấy Yoga 11 có thể đáp ứng tốt cả khi chạy nhiều tác vụ cùng lúc. Dù dung lượng RAM khá hạn chế (2 GB) nhưng với ưu thế về đồ họa của chip Tegra 3, máy vẫn xử lý được một vài tác vụ chỉnh sửa hình ảnh qua công cụ Fhotoroom.
    <span style="font-family: 'arial'">
    <span style="font-family: 'arial'"><span style="font-size: 14px"><span style="font-family: 'arial'">Kết quả thử nghiệm Speed Test Pro.</span></span></span></span>
    Cụ thể với phép kiểm tra Speed Test Pro, khả năng xử lý đa luồng của chip 4 nhân Tegra 3 là 108,3 MB/giây, RAM là 64,4 MB/giây, đồ họa tích hợp GeForce ULP đạt 22.519 phép tính/giây và tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh nhất của flash MMC lần lượt là 63,5 MB/giây (đọc) và 32,1 MB/giây (ghi).
    <span style="font-family: 'arial'">
    <span style="font-family: 'arial'"><span style="font-size: 14px"><span style="font-family: 'arial'">Đánh giá năng lực xử lý đồ họa qua 3D Relative Benchmark.</span></span></span></span>
    <span style="font-family: 'arial'">
    <span style="font-family: 'arial'"><span style="font-size: 14px"><span style="font-family: 'arial'">Game đồ họa 2D như Northern Tale vẫn chạy mượt với đồ họa tích hợp GeForce ULP.</span></span></span></span>
    Với công cụ đánh giá hiệu năng đồ họa 3D Relative Benchmark, <span style="color: #176093">GeForce ULP đạt 915 điểm và 9,3 khung hình/giây (giá trị trung bình). Dù vậy Yoga 11 vẫn có thể đáp ứng tốt những game đồ họa nhẹ như Northern Tale.</span>
    <span style="font-family: 'arial'">
    <span style="font-family: 'arial'"><span style="font-size: 14px"><span style="font-family: 'arial'">Khả năng duyệt web của Yoga 11 được đánh giá tốt qua BrowserMark 2.0.</span></span></span></span>
    Kết quả RightWare BrowserMark đánh giá khả năng và tốc độ xử lý của trình duyệt rất tốt với 2.056 điểm.
    Thời lượng pin
    Kiểm tra thời lượng dùng pin bằng cách vừa lướt web xem tin tức và nghe nhạc, thiết lập độ sáng màn hình 40% (tương đương chế độ dùng pin của máy) thì thời gian sử dụng đạt khoảng 14 giờ 36 phút. Khi thử trình chiếu phim ảnh chuẩn HD 720p, độ sáng màn hình tối đa (100%) thì thời lượng dùng pin của Yoga 11 cũng đạt gần 10 giờ. Đây cũng là ưu thế của thiết bị nền tảng ARM trong việc sử dụng điện năng hiệu quả hơn so với nền tảng x86 của Intel.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0

  3. #3
    Ngày tham gia
    Apr 2014
    Bài viết
    0
    con này ngon hơn con T100 của Asus ko bác?

Các Chủ đề tương tự

  1. Những hình ảnh đầu tiên về Lenovo Yoga Tablet 2
    Bởi vinastorm1 trong diễn đàn Khu Vực Máy Tính
    Trả lời: 1
    Bài viết cuối: 01-16-2015, 06:21 AM
  2. Trên tay Lenovo Ideapad S410p: laptop CPU Haswell giá 10,5 triệu đồng
    Bởi hoaian trong diễn đàn Khu Vực Máy Tính
    Trả lời: 105
    Bài viết cuối: 12-07-2014, 08:22 AM
  3. Trả lời: 221
    Bài viết cuối: 11-11-2014, 12:48 AM
  4. Lenovo Yoga 3 Pro - Thiết kế sang trọng , bản lề gập 360 độ
    Bởi hieukazuo trong diễn đàn Khu Vực Máy Tính
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 10-10-2014, 06:07 PM
  5. Trả lời: 22
    Bài viết cuối: 04-06-2014, 07:18 PM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •