Trong dòng chảy không ngừng của công nghệ ngày nay, các thiết bị điện tử cá nhân như smartphone, tablet, laptop được mọi người sử dụng hằng ngày, đáp ứng hầu hết nhu cầu cho công việc và giải trí.

Không như khoảng 10 năm trước nếu nhà nào có một chiếc Desktop PC thì đã hạnh phúc lắm rồi.

Nói thì vậy nhưng không thể phủ nhận giá trị bền vững của Desktop PC phục vụ cho các công việc mang tính đặc thù đòi hỏi phần cứng xử lý mạnh, hiệu suất & hiệu năng ổn định ví dụ: Phim, Ảnh, 3D ... Phục vụ cho các Game Thủ Harcore.

Nhắc đến Desktop PC thì có nhiều chuyện để bàn, nhất là chuyện chọn lựa cấu hình ra sao, xài main gì, VGA gì, ram bao nhiêu, CPU tốc độ thế nào socket ra sao, Ram riết .... etc etc Thường khi muốn mua máy các bạn chỉ ra các trung tâm bán máy họ đã Build sẵn cho mình cấu hình -> mức giá (Máy bộ ráp sẵn). Còn một loại nữa là do các hãng như HP, IBM, Apple ... tự sản xuất Desktop PC theo thiết kế của họ.

Còn một vấn đề rất quan trọng, mà ai cũng thấy mà chưa chắc đã làm. Là không bảo trì thường xuyên. Đối với một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và bụi như Việt Nam thì sau một thời gian sử dụng bụi sẽ kẹt trong thùng máy rất nhiều. Do thiết kế thùng máy theo kiểu đối lưu quạt hút không khí mát phía trước vào trong thùng máy và thổi không khí nóng ra phía sau, nếu có bụi đi theo sẽ bị kẹt lại trong thùng máy.

Do đặc thù của các thiết bị điện tử quan trọng nhất là nhiệt, nếu quá nhiệt tuổi thọ các linh kiện giảm đáng kể, điện năng tiêu thụ vì thế cũng sẽ tăng lên.

Ok . Vấn đề chính trong bài viết này mình không để cập nhiều đến build, hướng dẫn những bước quan trọng để tháo ráp cho PC.

Như các bạn cũng đã biết PC Desktop gồm: Monitor, CPU, Keyboard, Mouse, Speaker.

Ở đây mình đề cập đến CPU (Thùng máy tính)

MAINBOARD: là phần quan trọng nhất trong việc chọn máy, nó ảnh hưởng đến hầu hết các linh kiện các trong toàn bộ PC.
RAM (Random Access Memory) : Đảm nhiệm xử lý các tác vụ phần mềm.
VGA (Video Graphics Adapter) : Card màn hình, đảm nhiệm xử lý về đồ họa, các Gamer nên chú trọng VGA.
HDD (Hard Disk Drive): Ổ cứng, thiết bị lưu trữ dữ liệu, hệ điều hành, phim, ảnh ... đề được lưu trong HDD.
ODD (Optical Disk Drive): ổ đĩa quang, thiết bị đọc dữ liệu bên ngoài như CD, DVD.

Ráp các linh kiện vào thùng máy theo thứ tự như hình bên trên.

1. Nguồn (Power Supply):
Chú ý: điện áp, công suất ( trong hình 220-230V, 400W)
Gắn nắp che connect case.
Lắp nguồn vào vị trí, bắt ốc theo chiều mũi tên (Chiều kim đồng hồ)

2. Lắp Fan vào vị trí, bắt ốc theo chiều mũi tên (Chiều kim đồng hồ)

3. Mainboard (Bo mạch chủ):
Sau khi lắp nguồn & quạt, bước tiếp theo bắt Mainboard vào thùng máy, bắt ốc theo chiều mũi tên (Chiều kim đồng hồ).

Nguyên tắc bắt ốc vào Main là cho tất cả ốc vào đúng ren xoay nhẹ vài răng, rồi sau đó mới siết chặt từng con ốc.
Mainboard, CPU là 2 phần riêng biệt, lúc lắp vào socket nên cẩn thẩn.
Thả nhẹ xuống khay, chú ý vòng tròn khoanh đỏ.


Lắp quạt vào CPU, chốt hai chân xéo nhau.
Keo tản nhiệt trên quạt lúc mới mua đã có sẵn, còn phần hướng dẫn bôi keo giải nhiệt, thì sẽ hướng dẫn trong bài khác.

4. RAM:

Lưu ý: phần vòng tròn đỏ, khi đã vô khe thì nhấn nhẹ hai bên xuống.

5. VGA (Card màn hình):

Đẩy khóa sang phải, sau đó cắm card theo chiều như hình.
bắt ốc theo chiều mũi tên (Chiều kim đồng hồ)

Nhớ cắm dây nguồn cho VGA (nếu có).

6. HDD và ODD:
Đưa vào Slot trong Case, rồi bắt ốc cố định hai bên hoặc case xịn thì có chốt gài như hình trên.
Tiếp tục cắm nguồn cho Main:

Nguồn chính
Nguồn 12V cho CPU
Nhớ là còn nguồn cho quạt CPU, và quạt thùng máy nữa.
Cắm giao tiếp SATA:
Hầu hết các main thế hệ mới, đều sử dụng chuẩn SATA Cable dữ liệu & Cable nguồn, kết nối các thiết bị HDD và ODD.
Chú ý: Có phần khuyết được khoanh tròn ở đầu cable.

Cắm giao tiếp phía trước thùng máy:
Power led, HDD led, Power Switch, Reset Switch:

Chú ý:
Cắm theo chiều ngang.
Đối với dây 1, 3 thì cần chú ý Âm (+), Dương (-), vì là đèn Led
(+) vào ô vuông màu đỏ
Đối với dây 2, 4 thì chiều nào cũng được. Vì là nút nhấn.

Cắm tiếp USB cho cổng phía trước máy:
USB 2.0
USB 3.0
Audio
Các dạng ốc sử dụng:
Muốn kết nối được các linh kiện vào thùng máy, thì phải dùng ốc.
Ốc có 5 dạng chính như sau:

1. Phần thân to, răng lớn: Dùng cho Fan, các thành phần dạng nhựa.
2. Phần thân nhỏ và răng nhỏ hơn loại 1: Dùng cho HDD, ODD.
3. Ngoại hình gần giống loại 2 nhưng nhỏ hơn: dùng cho Mainboard
4. Ốc loai đầu dẹp : Dùng cho VGA
5. Ốc đầu bự dùng cho vỏ thùng máy.

Tóm lại:

* Khi ráp máy tính theo thứ tự.

* Bắt ốc theo chiều kim đồng hồ, và tháo ra theo chiều ngược lại.

* Khi lắp RAM, VGA, CPU nhớ coi chân Socket.

* Cắm dây vào các Socket thì, lưu ý kí kiệu của từng loại dây.

* Tháo ráp máy thực sự không khó, chỉ cần các quyết tâm "chịu phá" thì sẽ giỏi thôi !