Trung Quốc thường không có thói quen bắt đầu câu chuyện với “Chuyện gì nếu…?”. Thông thường trước khi công khai nói về bất cứ kế hoạch nào đó thì chính phủ đại lục đã có một lực lượng chuẩn bị sẵn, cũng như một lượng lớn ý tưởng đổ vào kế hoạch đó.Xem thêm: tiền kỹ thuật số của facebook

Vì vậy, mặc dù phát biểu gần đây của Chủ tịch Tập Cận Bình về blockchain không chứa quá nhiều chi tiết để dự đoán, nhưng sẽ thật thiếu khôn ngoan khi cho rằng không có gì xảy ra. Trên thực tế, nền công nghiệp blockchain đang được phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc.

Mỹ nên làm gì đây? Chắc chắn không phải tiếp tục tự mãn nữa chứ?

Tin tức từ Trung Quốc đã khẳng định lời cảnh báo của CEO Facebook Mark Zuckerberg trong phiên điều trần hồi tuần trước về Libra. Đó là Mỹ sẽ mất đi vị thế nhà lãnh đạo nếu như không đổi mới và tụt hậu so với đối thủ. “Đổi mới” theo ông chủ mạng xã hội lớn nhất thế giới đó là chấp nhận cho Libra được ra mắt.

Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ, trong khi Mỹ đang tranh cãi về một dự án sẽ bị đình trệ một thời gian dài trong giai đoạn thử nghiệm. Điều đó sẽ xảy ra nếu như Libra bị ném vào vòng xoáy của các rào cản pháp lý về vô số các đồng tiền điện tử khác.

Nhưng có thực sự có điều gì đó?

Nhiều thành viên của cộng đồng tiền điện tử đang cố gắng bác bỏ chiến lược blockchain của Trung Quốc. Bởi vì chắc chắn nó phải dựa trên một khuôn khổ được phép bao hàm sự tập trung hóa đáng kể. Sự tập trung đó là các sổ cái phân tán được quản lý bởi các thực thể đáng tin cậy (nếu không phải do nhà nước kiểm soát trực tiếp). Các tập đoàn lớn và các tổ chức khác đều chịu sự giám sát nặng nề và các mối đe dọa can thiệp của Bắc Kinh.

Theo nghĩa đó, kiến ​​trúc blockchain của Trung Quốc có thể sẽ phải là cả một chặng đường dài từ các nguyên tắc phi tập trung, không cần đặt niềm tin vào bên thứ ba điều mà Bitcoin, Ethereum và các blockchain khác đang dựa vào.Xem thêm: đánh giá bitcoin cash

Nic Carter khá tức giận khi tweet vào thứ 6 rằng theo anh những phát biểu của ông Tập về blockchain là vô nghĩa. Và cuộc biểu tình rầm rộ của Bitcoin hồi cuối tuần qua mà các nhà phân tích đang tranh luận thực ra chẳng có liên quan gì đến Trung Quốc.
nic carter@nic__carter
So just because xi jinping said “blockchain” were all gonna pretend that it means something?
28120:03 - 25 thg 10, 2019Thông tin và quyền riêng tư Quảng cáo Twitter
76 người đang nói chuyện về điều này

Nhưng phát biểu của ông Tập thực sự đang làm thay đổi điều gì đó.

Có thể thấy cách tiếp cận của Trung Quốc đối với các sổ cái phân tán không phù hợp với lý tưởng của tiền điện tử, và có khả năng liên quan đến các trường hợp sử dụng có thể được quản lý tốt với cơ sở dữ liệu SQL. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ chẳng thể có gì xảy ra.

Cần phải xem xét những động thái này trong bối cảnh những tiến bộ khác mà Trung Quốc đang thực hiện trong các lĩnh vực liên quan. Họ đang bí mật phát triển một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, và đã thông qua luật mật mã mới để cho phép phát triển các công cụ toán học mới có đủ quyền lực quản lý thông tin (nếu các công cụ này được đặt vào tay bộ máy giám sát của Bắc Kinh thì thật tệ).
Việc tích hợp một stablecoin và các công cụ mã hóa trong tương lai như zero-knowledge proofs (bằng chứng không có kiến ​​thức) và các hình thức mã hóa đồng hình khác như ví MPC vào khuôn khổ “China blockchain +” cho các công nghệ liên quan có thể mở ra hiệu quả cạnh tranh cho nền kinh tế Trung Quốc. Có lẽ nó cho phép cách tiếp cận dựa trên hợp đồng thông minh đối với rủi ro ngoại hối.

Hoặc có thể nó dẫn đến các giải pháp tuân thủ mới cho các thực thể được quy định như ngân hàng để xác định và đưa người dân và doanh nghiệp tham gia vào chuyến tàu. Hoặc nó có thể dẫn đến các thủ tục hải quan hiệu quả hơn để tăng tốc chuỗi cung ứng trong dự án Vành đai và Con đường đa quốc gia của Trung Quốc?.

Phản ứng?

Tất cả những điều này có thể mang lại cho Trung Quốc một lợi thế kinh tế cạnh tranh. Và càng phát triển chúng, kiến thức và năng lực của họ sẽ càng sâu hơn.

Một lần nữa, Mỹ nên làm gì?

Cách lý tưởng nhất là Mỹ phải nắm lấy cách tiếp cận phát triển công nghệ mà Trung Quốc đơn giản không có khả năng để thực hiện: cởi mở, không cần cấp phép (permissionless) và phi tập trung. Đây chính là phương thức được ưa thích bởi các nhà phê bình tiền điện tử về các giải pháp blockchain.

Vì nó liên quan đến công nghệ blockchain, có nghĩa là một kiến ​​trúc mở trong đó bất kỳ ai cũng có thể sử dụng hoặc phát triển các ứng dụng trên một giao thức được chỉ định và không có người gác cổng tập trung nào. Và khi đã loại bỏ các cơ quan quản lý tài chính của Mỹ, những người được sử dụng để giám sát các khoản thanh toán chống rửa tiền và thực thi tài chính bất hợp pháp, thì điều đó ít nhiều phù hợp với quan điểm của nước này về các nguyên tắc kinh tế.
Đó là một phần của truyền thống lâu đời trong tư duy kinh tế của Mỹ: coi kết quả kinh tế là hiện tượng tổng hợp tích cực, trong đó hoạt động giao dịch mà cho phép càng nhiều, thì càng tạo ra nhiều giá trị và sự giàu có.

Đáng buồn thay, sự cởi mở là ưu tiên ít nhất của kinh tế Mỹ bây giờ, chủ yếu là trong lĩnh vực quốc tế, nhưng cũng xuất hiệntrong nước. Cách tiếp cận bảo thủ của Chính quyền Trump đối với thương mại đã được đánh dấu bằng cuộc chiến thuế quan tàn khốc với Trung Quốc.

Tuy nhiên, Mỹ có một lịch sử lâu dài đánh bại kẻ thù của họ bằng cách cởi mở hơn đối phương. Đó là những gì mà chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, phần lớn được tạo ra bởi tổng thống Ronald Reagan, kể lại. Truyền thống tương tự tiếp tục dưới thời một chính quyền Dân chủ hậu Chiến tranh Lạnh của Bill Clinton. Trước đó, giữa làn sóng các hiệp định thương mại tự do và các cải cách phi chính trị trên khắp thế giới, ngoại giao Mỹ đã đặt nền móng cho Internet mở.

Lấy ví dụ về Đạo luật Viễn thông năm 1996 buộc Baby Bells phải chấp nhận cạnh tranh, Mỹ đã sử dụng chiến thuật cà rốt và cây gậy để khiến các quốc gia khác làm theo. Các công ty viễn thông cũ thuộc sở hữu của chính phủ đã được tư nhân hóa ở các nước đang phát triển, các đối thủ nước ngoài được phép tham gia và đầu tư vào cáp quang và các công nghệ chuyển mạch cho phép Internet phát triển.

Một cơ hội mới đang mở ra

Khung pháp lý và kỹ thuật cho tiền điện tử và công nghệ blockchain có thể sẽ sớm được xác định bởi cộng đồng quốc tế. Nếu mục tiêu ở đây là đảm bảo rằng các mô hình kinh doanh và chính phủ phương Tây vượt xa các nhà kinh doanh do nhà nước đứng đầu Trung Quốc, một phương pháp tiếp cận cở mở, không cần cấp phép đối với công nghệ quan trọng này sẽ có thể gây áp lực với Bắc Kinh.

Hệ thống chính phủ khép kín của Trung Quốc chỉ đơn giản là không bao giờ tuân theo một cấu trúc không cần cấp phép mà họ không thể kiểm soát. Nhưng về lý thuyết, Mỹ với mô hình cạnh tranh và đổi mới cởi mở có thể thoải mái hơn trong câu chuyện này. Họ có thể rút kinh nghiệm từ bài học của những năm 1990 khi các mô hình phát triển mở sẽ đánh bại các thế giới khép kín.

Một lập trường chính sách như vậy ở Washington có nghĩa là loại bỏ các rào cản đối với bitcoin và các loại tiền điện tử khác, bao gồm cả Libra và các stablecoin khác. Việc áp dụng đó cuối cùng có thể đòi hỏi phải từ bỏ đồng đô la như là tiền tệ dự trữ thế giới. Mặc dù điều đó đúng là phải làm, nhưng cũng gần như không thể chấp nhận được như một chính sách quyết định.

Hơn nữa, Donald Trump là một chính trị gia bảo thủ. Ông đã thể hiện rất rõ ràng sự khinh miệt của mình đối với Bitcoin.

Nhưng nước Mỹ vẫn là một nền dân chủ. Môi trường chính trị có thể thay đổi. Hãy cứ hy vọng rằng vị Tổng thống tiếp theo có thể nhìn thấy cơ hội tiếp nhận Trung Quốc với sự cởi mở hơn là sự trừng phạt.