XỬ LÝ CHỐNG THẤM TẦNG HẦM
QUY TRÌNH CHỐNG THẤM TẦNG HẦM BẰNG TCK- Top Seal 107 hoặc TCK- Top Seal 108 VÀ LƯỚI THỦY TINH

I – QUY TRÌNH THI CÔNG:

VẬT LIỆU SỬ DỤNG:

TCK- Top Seal 107 hoặc TCK- Top Seal 108 (thông số kỹ thuật đính kèm).

Lưới thủy tinh 3×3 45g/m2 hoặc 3×3 70g/m2.

QUY TRÌNH:

Bước 1: Bề mặt thi công chống thấm phải được vệ sinh thật sạch, không bám bụi bẩn hoặc tạp chất khác. Tiến hành vệ sinh sạch bằng bàn chà, máy mài. Sau đó dùng máy thổi hoặc máy hút bụi sạch sẽ.

Bước 2: Pha trộn vật liệu theo hướng dẫn của nhà sản xuất. (Lưu ý cần làm ẩm bề mặt cần chống thấm trước 15 phút)

Bước 3: Sau khi hòa trộn xong ta dùng máy phun hoặc chổi quét lớp TCK-Top Seal 107 hoặc 108 thứ 1 lên bề mặt bê tông cần chống thấm.

Bước 4: Sau khi phun hoặc quét lớp TCK-Top Seal 107 hoặc 108 thứ 1, tiến hành dùng lưới thủy tinh dán lên bề mặt đã lăn lớp TCK-Top Seal 107 hoặc 108 thứ 1, lưới thủy tinh có tác dụng gia cường cho lớp chống thấm, tạo nên bề mặt có chất lượng cao, chống chịu môi trường ăn mòn.

Bước 5: Sau 01 – 03 giờ, tiến hành dùng máy phun hoặc chổi quét lớp chống thấm TCK-Top Seal 107 hoặc 108 thứ 2 vuông góc với lớp thứ 1 (lớp này cũng là lớp hoàn thiện).



Bước 6: Che đậy kỹ vị trí thi công, chờ khô và nghiệm thu.

ỨNG DỤNG:

Chống thấm sân thượng, tường, sàn nhà vệ sinh, mái, sàn, sê nô…
Bể chứa nước, hồ bơi, tầng hầm…
QUY TRÌNH CHỐNG THẤM NGƯỢC TẦNG HẦM BẰNG PHƯƠNG PHÁP BƠM POLYURETHANE (PU) ÁP LỰC CAO

I – MỤC ĐÍCH CHUNG:

Phương pháp này được đề xuất dành cho sửa chữa hiện tượng bê tông bị thấm, ngăn chặn sự thấm nước vào bên trong bê tông, nhằm đảm bảo về chất lượng và tạo sự ổn định cho kết kấu bê tông.

Dựa trên khảo sát của chúng tôi về hiện trạng thấm và kích thước của các khu vực thấm chúng tôi đề xuất phương pháp xử lý như sau: Phương pháp bơm PU áp lực cao

II – QUI TRÌNH THI CÔNG: PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG BƠM PU ÁP LỰC CAO:

Các bước cơ bản:

Bước 1: Kiểm tra bề mặt, (đục bỏ lớp hồ vữa nếu có) và vệ sinh bề mặt. Xác định vị trí thấm.

Bước 2: Khoan lỗ cách vị trí thấm từ 3,0cm – 5,0cm , khoan xéo 45 độ vào vị trí thấm, chiều sâu mũi khoan từ 40 – 60% độ dày bê tông, khoảng cách giữa các mũi khoan từ 15 – 20cm.

Bước 3: Vệ sinh lỗ khoan bằng cách dùng bình nước xịt sạch lỗ khoan và bề mặt của vị trí thấm để tạo điều kiện tốt nhất cho việc bơm keo vào bên trong điểm thấm.



Bước 4: Đặt kim bơm TC-A10 vào lỗ đã khoan và vặn theo chiều kim đồng hồ cho đến khi kim bơm bám chặt vào bê tông (trám trét vật liệu đông cứng nhanh TCK-01 tại những vị trí bê tông bị rỗ hoặc khuyết tật để Pu khỏi tràn ra ngoài.)



Bước 5: Bơm Polyurethane (PU) TCK-UF3000 hoặc TCK-669 hoặc TCK-668 vào bên trong vị trí thấm bằng máy bơm áp lực cao TCK-1000/TCK-700/TCK-600/TCK-500/TCK-499. Công việc bơm Pu kết thúc lúc Pu đầy trong bê tông và tràn ra ngoài.



Bước 6: Khi công việc bơm Pu hoàn thành, sau 01 giờ có thể đập gãy các kim bơm, vệ sinh bề mặt và lỗ kim sạch sẽ, sau đó trám vật liệu đông cứng nhanh TCK-01 hoặc Epoxy TCK-1401 tại vị trí lỗ kim.