Mục tiêu chính của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (Dự án) là xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường. Trong 5 năm triển khai dự án (2014 - 2018), với các mô hình nghiên cứu và công nghệ sản xuất nông nghiệp hỗ trợ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ sạch đã được triển khai hiệu quả.


Lợi ích về môi trường và kinh tế

Các mô hình sản xuất và kỹ thuật quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi mà Dự án triển khai như: hệ thống khí sinh học biogas, các phương pháp ủ phân, máy tách phân... là một phần của phương thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, giúp người nông dân xử lý tốt chất thải chăn nuôi, không gây ô nhiễm môi trường, đồng thời quản lý được lượng chất thải để làm phân bón cho cây trồng. Ở huyện Mỏ Cày Nam, ông Nguyễn Văn Phong - Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp An Qui, xã An Thới là hộ đầu tiên của xã tiên phong trong ứng dụng quy trình trồng dừa hữu cơ tại vườn nhà mình. Hiện nay, với hơn 1,6ha vườn dừa hữu cơ được Công ty dừa Lương Quới thu mua bao tiêu hàng tháng đã đem lại thu nhập ổn định cho gia đình ông Phong. Tag: ong nano-tube

Cùng ấp An Qui, hộ ông Trần Hữu Danh cũng đã trồng dừa theo quy trình hữu cơ hơn 5 năm nay, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình ngay trong cả những thời điểm giá dừa thị trường xuống thấp. Được tập huấn, chuyển giao công nghệ, ông Danh chăm sóc vườn dừa đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn theo yêu cầu của doanh nghiệp bao tiêu thu mua. Ông Danh không sử dụng phân bón hóa học trên vườn, mà chỉ dùng phân hữu cơ được ủ hoai từ phân chuồng nuôi dê và heo ở nhà. Hiện tại, ông Danh nuôi trên 20 con dê và 70 con heo. Để xử lý chất thải chăn nuôi, ông được Dự án hỗ trợ lắp đặt bể khí sinh học biogas thể tích 24m3. Ngoài ra, ông ủ hoai phân dê với nấm Tricoderma để làm phân hữu cơ bón cho vườn dừa 2 lần/năm vào đầu và cuối mùa mưa, kết hợp bồi bùn làm tăng độ phì nhiêu của đất. “Canh tác vườn dừa theo quy trình hữu cơ giúp tăng năng suất hơn 10% so với dừa trồng bình thường, chất lượng cũng ổn định hơn qua nhiều năm”, ông Danh nói.

Hướng phát triển bền vững

Phát triển bền vững chuỗi giá trị cây dừa là định hướng phát triển kinh tế chủ đạo của huyện Mỏ Cày Nam; trong đó, huyện chú trọng mở rộng diện tích dừa hữu cơ để nông dân chuyển đổi trồng dừa theo hướng bền vững và được ký kết với doanh nghiệp bao tiêu thu mua dừa ổn định. Riêng xã An Thới, có 972ha đất trồng dừa với 950ha dừa đang cho trái, trong đó đã có 31 vườn dừa hữu cơ (tổng diện tích 30,8ha). Tag: ong aero-tube

Với chủ trương phát triển của chính quyền địa phương, ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền cho nông dân hiểu lợi ích của phương thức sản xuất hữu cơ, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật để bà con thực hiện. Chị Trương Ngọc Hà - cán bộ khuyến nông xã An Thới cho biết, phương hướng của địa phương là triển khai trồng dừa hữu cơ tại 7/7 ấp. Lợi thế của An Thới là người nông dân đã canh tác dừa sẵn từ lâu nay, nhiều hộ ở địa phương mạnh dạn chuyển đổi sang trồng dừa theo phương pháp hữu cơ cũng đã được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cho thu nhập ổn định. Đây chính là những mô hình cụ thể, khuyến khích những hộ khác tham gia chuyển đổi, ứng dụng kỹ thuật.

Tuy nhiên, hạn chế còn tồn tại là do tập quán trồng dừa của bà con còn nhiều manh mún, diện tích nhỏ nên ngán ngại đầu tư chuyển đổi quy trình kỹ thuật. Theo chị Trương Ngọc Hà, doanh nghiệp đã có hướng chấp nhận ký bao tiêu thu mua dừa cho các hộ có diện tích trồng ít liên kết với nhau và tham gia tổ hợp tác. Vì vậy, trong thời gian tới, chính quyền địa phương tích cực vận động bà con vào tổ hợp tác trồng dừa, hướng các hộ có điều kiện chuyển đổi sang trồng dừa hữu cơ để được công ty thu mua. Trong những cuộc họp tổ tự quản, khuyến nông xã cũng kết hợp vận động bà con tham gia làm nông nghiệp hữu cơ, tuyên truyền cho bà con hiểu về sự an toàn và ổn định của sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ để bà con tham gia. Tag: ống xốp nuôi tôm

Nguồn: 2lua.vn/article/trong-dua-huu-co-huong-phat-trien-ben-vung-cho-chuoi-gia-tri-cay-dua-5d36ab84425cc50308163d27.html