Tập vật lý trị liệu cho người gãy xương đòn – đùi là một trong những phương pháp giúp điều trị và phục hồi chức năng nơi phần xương đòn, đùi bị gãy nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về phương pháp này nhé!

Gãy xương đòn – đùi là gì?
Gãy xương là hiện tượng rất nguy hiểm đối với các bộ phận, sức khỏe con người, ảnh hưởng tới quá trình vận động hàng ngày. Đây là hiện tượng gián đoạn cấu trúc giải phẫu bình thường của xương. Có thể xảy ra hiện tượng gãy xương ở mọi lứa tuổi, mọi giới, ở bất kì khi nào và nơi đâu.

Gãy xương đòn – đùi thường gặp nhất ở những người có hoạt động chân tay theo tính chất công việc, các vận động viên chơi thể thao, trẻ em hay vui đùa chạy nhảy dễ vấp ngã,...

Nguyên nhân gãy xương đòn:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến gãy xương đòn:
- Do chấn thương: các tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể dục thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, - giải trí,...

- Do bệnh lý: viêm xương, u xương,... trường hợp này thường rất ít gặp.

- Do bẩm sinh: Khớp giả bẩm sinh.

Phương pháp vật lý trị liệu gãy xương đòn – đùi
Tùy vào từng độ tuổi, vị trí gãy xương, loại gãy, bệnh lý kèm theo (nếu có), đặc điểm xương,... mà bác sĩ đưa ra các biện pháp vật lý trị liệu cho phù hợp. Một số hình thức vật lý trị liệu được áp dụng như:

Tập vận động khớp:
Trong giai đoạn bó bột hoặc dùng các dụng cụ định hình, khớp bị bất động lâu dẫn đến co cứng, cơ ngắn lại, bao khớp bị co rúm, sụn bị mỏng, bao hoạt dịch tăng sản mỡ dẫn đến khó cử động.

Chính vì vậy, người bệnh sau gãy xương khoảng 3 – 5 ngày tháo bột hoặc phẫu thuật cần cử động khớp để giúp tăng dịch khớp đi nuôi dưỡng, tạo độ mềm mại và đàn hồi cho xương. Mỗi lần co – duỗi chân khoảng 45 giây, tập mỗi lần 10 – 15 phút, ngày 4 – 6 lần/ngày.

Tham khảo thêm trung tâm phục hồi chức năng sau tai biến tại đây: https://tapvatlytrilieutainha.vn/phu...-tai-bien.html

Tập đi:
Sau gãy xương, người bệnh cần vận động đi lại để tập thích ứng trụ người và di chuyển. Khi chân chưa hồi phục hẳn thì dùng nạng gỗ, dùng gậy sau khi xương đã liền vững, sau khi xương liền hẳn thì bỏ gậy tập đi như bình thường.

Gia tăng lực cơ, chi đau:
Tập tăng sức căng của cơ thì độ dài bó cơ không thay đổi, khớp không cử động. Nhưng nếu bạn tập co cơ thì khớp cử động và co cơ ngắn lại. Trong thời gian tập, khớp cử động đau nhiều khi căng và đỡ khi co cơ.

Dùng đèn nhiệt:
Khi tập các bài tập hoặc có triệu chứng đau sau gãy xương, người bệnh được sử dụng phương pháp đèn hồng ngoại, túi chườm nước nóng sẽ giúp giảm thiểu các cơn đau. Tuy nhiên, khuyến cáo không nên dùng các sóng nhiệt ngắn cho toàn chi có đinh, nẹp vít vòng thép, kim loại bị nóng lên sẽ gây khó chịu, làm hỏng tổ chức, gây viêm rò,...

Ngoài những phương pháp điều trị tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm trên, người bệnh cần lưu ý về chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, chế độ sinh hoạt khoa học, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,...