Công ty Bảo Châu Audio xin Hướng dẫn tìm hiểu Nguyên nhân và cách xử lý tiếng hú âm thanh. Đó là câu hỏi mà đã có hàng nghìn khách hàng gọi điện và nhờ chúng tôi sử lý. Làm sao để chúng ta có thể khắc phục được tình trạng như này.Bảo Châu Audio xin làm topic tổng hợp chia sẻ dành cho các bạn. Các bạn đi làm âm thanh chắc sợ nhất là cái lỗi khó trị này. Vậy tiếng hú là gì? Tại sao phát sinh ra nó? Chúng ta hãy tìm nguyên nhân và tìm cách xử lý nó. Các thiết bị chuyên dùng để xử lý pan này thì rất nhiều, nhưng hãy để đến phần cuối cùng hãy nói tới. Trị pan thì phải chữa từ gốc, cũng như trị bệnh tật vậy, chứ cứ đau đâu, hư đâu, thì sửa đó thì làm sao mà hết được.


Nguyên nhân của tiếng hú.

Xuất xứ tiếng hú là ở các thiết bị thu được âm thanh như microphone hay các bobin của đàn guitar điện. Khi micro được nâng quá một ngưỡng độ nhậy nhất định, nó sẽ nghe và thu được AT của chính nó phát ra, nó lại khuếch đại thêm lần nữa, rồi lại thêm nhiều lần nữa, mỗi lần một lớn hơn cho tới khi đạt peak (đỉnh) công suất của ampli. Quá trình tuần hoàn này gọi là loop feedback. Vì giải tần phát ra không tuyến tính nên chỉ có giải nào vượt trội mới bị feedback thôi, và như thế tất cả mọi giải tần đều có thể bị chi phối cả. Feedback ở tần số cao, nôm na gọi là “rít”, “rét”, thấp hơn ở lo-mid là “um”, và cuối cùng ở bass thì “ụt”, “ùm”. Nhớ để ý phân biệt với tiếng “ù” của điện lưới xoay chiều 50 Hz xảy ra khi thiết bị hư hỏng hoặc dây tín hiệu bị hở mạch. Bây giờ, ta hãy phân tích từng pan một.

Nguyên nhân đầu tiên là ở chính cái micro. Microphone dùng cho PA đều phải là loại tốt, thông thoáng, không bị bít hơi. Trên đầu micro sau màng nhún đều có những lỗ thoát hơi. Nếu những lỗ này bị bịt thì chắc chắn sẽ bị feedback, vì AT thu được sẽ bị cộng hưởng dội ngay trong micro. Nhiều ca sĩ dỏm cứ nhè những lỗ này mà bóp, bịt, soundman chết là cái chắc. Tuyệt đối không nên lấy micro của thu âm xử dụng cho live show. Chủng loại này vì cần thu direct cho nên hầu hết không thiết kế lỗ thoát hơi. Tag: phong karaoke gia đinh

Micro dùng cho chuyên nghiệp thì phải đủ giải tần tuyến tính để khỏi phải chỉnh sửa âm sắc nhiều (sẽ nói ở phần sau). Khi đặt micro thì phải đặt ở hướng nào nó ít nghe thấy AT nhất, tránh đặt ở chỗ dễ cộng hưởng âm thanh như trước bức tường, góc khuất v.v. Loa monitor phải cố định ở vị trí đúng nhất, không hướng thẳng vào micro. Khi ca sĩ hát tới đoạn nghỉ thì nên lẹ tay tắt micro đó đi, phòng trường hợp ca sĩ này mỏi tay sẽ đưa micro hướng thẳng vào loa monitor. Micro Shure series Beta có thêm một cuộn dây ngược phase để giảm thiểu feedback.

Nguyên nhân thứ 2 là đến phần khuếch đại. Nếu hệ thống thiết bị của bạn đạt chuẩn, bạn setup tất cả thiết bị về vị trí 0dB, không nâng hoặc giảm bất cứ một effect nào, những thiết bị không phải loại chỉnh sửa âm sắc tạm thời cho bypass. Rồi bạn cho chạy test thử, nếu như vậy mà bạn nghe được tốt thì hệ thống của bạn quá hoàn hảo, sẽ không bao giờ có feedback xảy ra, vì ở chế độ này các micro bị khống chế ở độ nhạy rất thấp, có đặt trước loa cũng không sao. Nhưng thực tế, khó có hệ thống nào được như vậy nên bạn phải chỉnh sửa. Nào! Hãy coi bạn thiếu cái gì nhé.

Nếu thiếu về âm lượng, không đủ nghe thì bạn đã thiếu công suất của amply jarguar và loa karaoke rời, nếu cứ xử dụng tạm bằng cách nâng biến trở, nhiều quá thì chắc chắn sẽ sẽ bị feedback. Vậy trước hết, bạn cần tăng cường thêm phần công suất và loa tương ứng toàn bộ cho đến khi đủ nghe, càng dư thì càng tốt.

Tiếp theo, cứ như thực tế, bạn cứ chỉnh sửa âm sắc theo kinh nghiệm của mình, micro và cả phát nhạc nữa. Phần tone trên mixer, các bands của equalizer và các thiết bị phụ trợ khác, nếu có bị feedback thì giảm công suất nhỏ lại và hoàn thành việc chỉnh sửa của mình đến mức tốt nhất mà bạn có thể làm được. Và khi xong bạn coi lại hệ thống của mình xem sao. Tag: trang trí phòng karaoke

Xét trên EQ, band nào bạn thấy đã chỉnh giảm dưới mức 0dB thì giải tần đó dư, tạm thời bỏ qua. Giải nào phải nâng thì coi như bị thiếu công suất cho giải tần đó. Giới hạn cho việc nâng giải khoảng 3dB, nếu quá giá trị này bạn phải bù đắp cho công suất riêng ở giải đó. Nếu có band nào bị vượt quá +10dB là bạn phải cần công suất lên ít nhất gấp đôi mới đủ bù cho hệ thống. Số dB này tính tổng cộng tất cả các tone bạn đã nâng trong hệ thống (như tone của của mixer cũng phải tính vào).

Đến đây chắc bạn đã hiểu rằng: Khi bị feed back ở bất cứ giải tần nào thì hệ thống của bạn đã bị “thiếu” chứ không phải “dư”. Nhiều bạn nghĩ khi chỉnh sửa, ta hay cắt những giải hay bị feedback, như thế thì phải là dư, có dư mới cắt chứ. Hoàn toàn sai lầm rồi bạn ơi, vì khi cắt, ta mới chỉ mới trị chứ chưa sửa gì cả.

Tôi xin thí dụ cho các bạn một trường hợp điển hình: SK ca nhạc Lan Anh ở SG, khai trương vào đầu năm 2001. Nơi này xử dụng loa Klipsch và ampli Kind. Không biết ông nước ngoài thiết kế ra làm sao mà giao hàng (tôi nhớ hình như) là 16 cặp full-range 12” mà chỉ có 2, 3 cặp lo-mid 15”. Kết quả là từ khi khai trương, bị feedback giải lo-mid trầm trọng, sáu tháng sau vẫn còn. Đấy là họ có đồ chơi rất đầy đủ nhé, không thiếu một món gì, mic dùng toàn Shure Beta 87 chống feedback, soundman (bạn tôi) là một trong những người loại Top TP. Khi soundcheck, tôi đã phát giác ra sai lầm rồi, nhưng vì giao theo hợp đồng với công ty, không sửa lại được.

Cách xử lý tiếng hú.

Trở lại vấn đề chính, nếu phải tăng công suất, thì có bạn nói hao tài chính quá. Nhưng đó là điều kiện ắt có và đủ để kiện toàn hệ thống AT của bạn. Vả lại, bạn chỉ tăng thêm một phần nhỏ, không phải toàn bộ. Trường hợp bất đắc dĩ, túi tiền hạn chế, khả dĩ bạn chỉ tăng thêm phần loa cho giải nào thiếu cũng tạm được. Thí dụ thùng loa full range, nhiều loại loa, bạn chỉ cần thêm loại loa nào thiếu, đóng thùng riêng, đấu parallel với loa chính của bạn, nhớ phải có crossover chính xác cho nó. Xử dụng nhiều thùng loa thì nên làm một way riêng, thêm ampli đi kèm đồng bộ.

Còn một cách nữa, ít hao xu hơn. Đó là bạn hãy giảm độ nhậy của micro, không cho nó thu được những tạp âm nữa. Việc này hơi phá cách, không đúng căn bản: Bạn giảm gain ở những tầng khuếch đại đầu (như send và fader của mixer), mỗi thứ một ít, rồi từ từ nâng những tầng sau (như ampli) cho đến khi công suất trước sau ngang nhau, sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Cách này chỉ áp dụng được cho SK ca nhạc, ca sĩ hát thật gần micro. Kịch nói thì khác, cần độ nhậy, nên làm ngược lại, mở đầu, khóa đuôi. Tag: mẫu phòng karaoke

Hệ thống AT của bạn phải hoàn toàn thông suốt, không bị tắc nghẽn ở chỗ nào cả. Bạn nên để ý check lại những thiết bị plug-in đã trang bị. Những thứ này, cái nào đấu nối tiếp rất quan trọng, cái nào đấu song song như effect thì bỏ qua.Check coi tổng trở tín hiệu in out có phù hợp hay không. Lọt vào một cái không phù hợp (như lấy thiết bị của Hifi, hay đồ TQ) là nghẽn ngay. Và thiết bị khác hãng sản xuất với nhau cũng chưa chắc đã phù hợp (chuyện này thì tôi đã bị thương đau rồi). Muốn test, rút 2 cặp jack XLR3 của thiết bị đó ra và cắm lại với nhau (không được bấm bypass, vì vẫn còn pre-amp), sẽ biết ngay là dùng có tốt không. Tín hiệu chạy trơn tru, bạn không phải nâng gain lên vì tắc nghẽn, micro không có độ nhậy, làm sao mà feedback được.

Bây giờ bàn tới cách trị cấp thời. Nếu thiết bị của bạn đơn giản thì làm theo cách xử lý rừng sau đây: Khi AT bắt đầu chớm bị feedback, bạn hãy lẹ tay kéo fader master cùa mixer xuống hết rồi đẩy lên ngay, nhưng không bằng mức cũ. Thí dụ đang ở 10, kéo xuống 0 rồi đẩy lên 9,5. Nếu chưa hết thì lại kéo xuống rồi lên 9, chừng nào hết thì thôi. Cách này, nếu lẹ tay thì không ai biết đã bị mất AT một khoảnh khắc, ngoại trừ bạn. Âm lượng của AT dù có nhỏ đi một chút nhưng còn đỡ hơn có hàng trăm cặp mắt đang nhìn bạn chăm chăm.

Nếu bạn có EQ thì dễ dàng hơn, chỉ cần nghe feedback ở giải tần nào thì cứ nhè fader của giải đó mà cắt cái bụp. Chỉ có khó là không biết ở đâu thôi. Một vài loại EQ như Behringer có thêm đèn LED báo Feedback (FBQ) trên cần gạt từng band nên rất tiện. Khi feedback, chỉ cần thấy đèn báo sáng chỗ nào thì kéo xuống, rất đơn giản.

Feedback destroy là thiết bị chuyên dùng như tên gọi, có thể tự động dò giải tần feedback dùm, để bạn tùy nghi xử lý. Cách xử dụng cũng rất dễ, bạn nào có, đọc manual ắt biết. Còn có cách là dùng limiter (bộ hạn chế) để hạn chế biên độ của âm lượng, nhưng phải dùng loại chỉ limit từng giải đã ấn định trước, không dùng loại toàn giải, sẽ phá âm lượng của toàn bộ hệ thống.

Nói chung, thiết bị để chống feedback thì rất nhiều, có loại rất hiện đại, chức năng như một máy tính có thể detect toàn bộ âm thanh của bạn, nếu có gì xảy ra là nó tự động xử lý ngay tức thì, khỏi phải lo nghĩ, nhưng giá tiền thì ở trên trời !!! Nhưng, thiết bị nào để chống feedback cũng vậy, sẽ làm giảm chất lượng AT đi ít nhiều. Các bạn cứ hoàn thiện hệ thống âm thanh của mình như đã viết ở trên, làm sao cho nó không bị feedback là tốt nhất. Đã không có feedback thì lấy gì mà phải chống. Chúng ta dại gì mà làm giàu cho các hãng sản xuất thiết bị, phải không các bạn?

Cuối cùng, tôi xin kể cho các bạn nghe một câu chuyện vui có liên quan tới chủ đề của bài này. Sự việc nói về : khi đã có một dàn karaoke gia đình rất hoàn hảo, nhân lực operator thuộc bậc sư tổ, nhưng vẫn bị feedback như thường.

Nguồn: chauaudio