Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu tháng 3 đến nay, trên địa bàn thành phố liên tục ghi nhận thêm 6 trường hợp mắc sốt xuất huyết. So với các năm trước, tình hình dịch bệnh đang có nhiều diễn biến khó lường, đặc biệt là bệnh sốt xuất huyết đang ở mức cao, nhiều dấu hiệu bất thường.


Số ca mắc sốt xuất huyết tăng so với cùng kỳ

Từ đầu năm đến nay, toàn TP Hà Nội đã ghi nhận 139 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Theo PGS.TS Hoàng Đức Hạnh- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển, có nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng.

Còn tại TP HCM, mặc dù thời tiết đã đi sâu vào những tháng mùa khô, nắng nóng kéo dài, tuy nhiên số ca bệnh mắc sốt xuất huyết vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, tính đến đầu tháng 3/2019, toàn thành phố đã ghi nhận hơn 9.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết. So với trung bình của 4 tuần trước, bệnh đang giảm mạnh nhưng so với cùng kỳ của năm trước, sốt xuất huyết đã tăng 255% (năm 2019 là 2.547 ca mắc sốt xuất huyết). Tag: Cong ty diet con trung

Dấu hiệu để nhận biết bệnh là người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột từ 39 đến 40 độ C, tình trạng sốt kéo dài từ 2 đến 7 ngày, khó hạ sốt. Người bệnh sẽ phải đối mặt với cơn đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu, có thể nổi mẩn, phát ban ngoài da. Ở thể bệnh nặng, bệnh nhân sẽ bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất hiện vết bầm tím ở chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị sốt xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp).

Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần đặc biệt lưu ý, những biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết có thể dễ nhầm với viêm hô hấp, sốt siêu vi. Mặt khác, nhiều người bệnh do thiếu hiểu biết về sốt xuất huyết hoặc chủ quan không đến bệnh viện để điều trị sớm dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, gây khó khăn cho việc điều trị. Điển hình là từ đầu năm đến nay, sốt xuất huyết đã khiến 2 ca bệnh tại TPHCM tử vong do biến chứng.

Chủ động phòng, chống bệnh

Theo TS Nguyễn văn Kính- Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, nhiều trường hợp bệnh nhân mắc sốt xuất huyết kèm theo men gan tăng cao, nhịp tim chậm lại có trường hợp 42 nhịp/phút, đây là đấu hiệu nặng và cần phải theo dõi. Các chuyên gia y tế khẳng định, khi có các dấu hiệu sốt, nhức hai hốc mắt, sốt cao, đau nhức mình mẩy cần vào viện để làm các xét nghiệm khám ngay để bác sĩ tư vấn điều trị. Tag: Dich vu diet con trung

Theo các chuyên gia, bệnh sốt xuất huyết lây lan khá nhanh do muỗi là vật thể trung gian truyền bệnh. Trong khi nhiều người vẫn nghĩ muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengeue chỉ sinh sản và gây bệnh sốt xuất huyết ở môi trường ao tù, nước đọng. Thực tế, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue hay còn gọi là muỗi vằn, có khả năng sinh sản cao và có tập tính đẻ ở nơi nước trong. Loại muỗi “siêu đẻ” này trung bình một vòng đời sống được từ 1 - 2 tháng, cứ sau mỗi lần hút máu no khoảng 3 ngày chúng lại đẻ trứng một lần.

Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh. Cùng với đó, ý thức và nhận thức của người dân ở một số nơi về phòng, chống sốt xuất huyết chưa cao, đại đa phần có tâm lý chủ quan. Do đó, trước nguy cơ lây lan của dịch bệnh, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phòng, chống dịch. Khi bị sốt nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị; tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà. Tag: Cong ty diet muoi

Nguồn: daidoanket.vn/cac-benh-dich/sot-xuat-huyet-co-nguy-co-bung-phat-tren-dien-rong-tintuc431814