Lắp đặt máy bơm công nghiệp trục đứng.
Máy bơm trục đứng là loại máy bơm có cấu tạo đặc biệt với thân bơm được thiết kế thẳng đứng, đầu hút và đầu xả cùng nằm trên một đường thẳng, động cơ bơm được thiết kế nằm trên đỉnh máy bơm khác với các dòng bơm khác được đặt ở bên ngang hông máy hoặc dưới gầm máy.
Máy bơm trục đứng có nhiều loại và mỗi loại bơm trục đứng có cấu tạo khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cấu tạo chung của các dòng bơm trục đứng bao gồm các bộ phận:
- Thân bơm, buồng bơm
- Trục bơm
- Cánh bơm đặt dưới đáy bơm, thường là cánh dạng kín
- Động cơ máy bơm đặt trên đỉnh bơm
- Cổng ra, cổng vào
- Rọ bơm (trong trường hợp dùng làm bơm hút bể)
Nguyên lý máy bơm trục đứng là gì?
Máy bơm trục đứng hay còn gọi là máy bơm ly tâm trục đứng vì vậy máy bơm trục đứng hoạt động theo nguyên lý ly tâm.
- Khi động cơ hoạt động làm trục bơm quay kéo theo cánh quạt bơm quay
- Chất bơm được hút vào buồng bơm theo nguyên lý ly tâm
- Chất bơm bị đẩy ra ngoài, áp suất bơm được hình thành tiếp tục hút chất lỏng vào buồng bơm
- Áp suất trong bơm tiếp tục đẩy chất lỏng vào buồng bơm
- Máy bơm có phốt làm kín ngăn chặn chất lỏng tiếp xúc làm hư hỏng động cơ
- Trục bơm và động cơ được thiết kế di động có thể tách rời tiện cho việc bảo trì, bảo dưỡng
Lắp đặt máy bơm công nghiệp trục đứng ;
a) Máy bơm điện phải đượng đặt trên bề mặt bằng phẳng, càng gần nguồn nước càng tốt.
b) Khi xác định vị trí máy bơm điện, quan sát khoảng cách tối thiểu tới tường, tới rìa đường thoát nước hoặc các vị trí khác, để cho phép vận hành, sử dụng và bảo dưỡng bơm trong điều kiện an toàn ( theo tiêu chuẩn EN 292-2 p.5.5.1.b )
c) Sử dụng ống với đường kính phù hợp lắp mặt bích, bắt bu-lông vào miệng hút và miệng xả của máy bơm điện.
d) Sử dụng mũi dùi, đánh dấu tâm của bốn lỗ cho việc có định chân đế của máy bơm điện vào bề mặt móng mà bơm được đặt trên.
e) Chuyển máy bơm điện sang bên cạnh trong chốc lát, rồi khoan lỗ tại mỗi tâm ( sử dụng bu-lông 12 mm), lỗ khoan phải đủ sâu để nhét vít nở nhựa có kích thước phù hợp.
f) Kiểm tra đường ống máy bơm điện có được đặt đúng không, sau đó xiết chặt bu-lông cho tới khi đường ống được đặt đúng vị trí.

Đường ống
a) Sử dụng giá đỡ ống phù hợp cho đường ống hút và ống xả, tránh làm mất đi độ cân tâm của máy bơm.
b) Lắp van một chiều giữa máy bơm và van chặn theo các trường hợp sau :
+ Khi đường ống quá dài
+ Khi cột áp thực tế bơm rất cao
+ Khi bơm dùng trong hệ thống bơm tự động,
+ Khi bơm nước vào phía trong của bể ( dưới mực nước xả)
+ Khi một hoặc nhiều bơm đang hoạt động song song.
c) Để giảm tác hại của hiện tượng nước va, sử dụng van một chiều loại đóng nhanh.
d) Hệ thống đường hút:
+ Cuối đường ống hút phải được nhúng chìm có khoảng cách ít nhất bằng hai lần đường kính ống; nó cũng phải cách ít nhất 1,5 lần đường kính ống tới mặt đáy bể.
+ Lắp lưới lọc tại cuối đường ống hút để ngăn rác, sỏi lọt vào buồng bơm.
+ Đường ống hút phải nghiêng về phía trước ( hơn 1/100), nhằm tránh cho bơm không bị hiện tượng đọng túi khí. Tất cả các mối nối phải được làm kín tránh cho khí lọt vào trong bơm.
+ Đường ống hút phải ngắn và thẳng tối đa nếu có thể.
+ Đường kính ống hút phù hợp
Trên đây là một vài giới thiệu và lưu ý khi lắp đặt máy bơm nước trục đứng.
Liên hệ ngay với Matra Quốc tế để được báo giá chọn gói cung cấp và lắp đặt với giá cạnh tranh nhất có thể.
Matra quốc tế đơn vị được ủy quyền phân phối máy bơm nước Matra tại Việt Nam. Hotline: 084 761 8888 hoặc tư vấn kỹ thuật Mr Trường 0975 376 282 (kinhdoanh1@thuanthiencorp.com )
Tham khảo thêm các dòng máy bơm công nghiệp tại ; sieuthimaybomnuoc.vn