Chỉ trồng có 50 cây bưởi Diễn trên diện tích 400 m2 nhưng ông Đào Văn Hân, bản Chiềng Thi (xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) ung dung “bỏ túi” 50 triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Đến thăm mô hình trồng bưởi Diễn của ông Đào Văn Hân ở bản Chiềng Thi, xã Chiềng Pằn, mọi người ai cũng tấm tắc khen ngợi. Vườn bưởi nhà ông Hân chỉ có 50 gốc bưởi Diễn trên diện tích 400 m2, nhưng gốc nào gốc nấy đều cho quả sai trĩu cành.


Theo lời kể của ông Hân, năm 2009, có một nhóm sinh viên ở Hà Nội lên nhà làm đề tài tốt nghiệp. Với bản tính hiếu khách vốn có của người miền núi, ông Hân đã được nhóm sinh viên quý mến. Tag: ống xốp đen nuôi tôm

“Lửa gần rơm, lâu ngày cũng bén”, tôi có nhận một cậu sinh viên làm con nuôi. Lúc hoàn thành đề tài tốt nghiệp chuẩn bị về trường, nó đưa 4 gốc bưởi Diễn ở Viện cây giống Trung ương 1 cho tôi trồng thử trong vườn. Thật bất ngờ, 3 năm sau cây bưởi bói quả, ăn rất ngon. Người thân, bạn bè ai đến chơi nhà khi được thưởng thức giống bưởi nhà tôi trồng đều tấm tắc khen. Nhiều người bảo tại sao tôi không nhân giống để phát triển kinh tế gia đình” – ông Hân nhớ lại.


Năm 2013, bưởi Diễn được nhiều thương lái tìm mua với giá cao, thấy được hiệu quả kinh tế, ông Hân lấy một gốc ra chiết được 50 cây. Trải qua năm tháng chăm sóc cần mẫn cộng với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, 50 cây bưởi được ông Hân chiết đã sinh trưởng và phát triển rất tốt. Chẳng mấy chốc, bưởi đã ra hoa và cho thu hoạch những lứa quả đầu tiên. Tag: ống sủi oxy ao tôm

Theo ông Hân, giống bưởi Diễn này là bưởi chính gốc được lấy ở Viện lên cây không những khỏe mà chất lượng quả đặc biệt thơm ngon. “Trung bình mỗi gốc bưởi cho 60 quả, mỗi năm tôi xuất bán được hơn 3.000 quả. Với giá dao động từ 22.000 – 25.000đ/quả, mỗi năm, thu được 60 triệu đồng, sau khi trừ chi phí tôi lãi gần 50 triệu đồng” – ông Hân tự tin cho biết.

Chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc bưởi Diễn, ông Hân cho biết: 50 cây bưởi nhà tôi chăm đơn giản như đi chơi. Sau thu hái quả xong cần tỉa cảnh, cuốc xới toàn bộ đất vòng quanh cây rồi bón phân chuồng và phân lân cho cây. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả, phải biết ước lượng phân bón để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bưởi. Nếu phân quá ít, không đủ nuôi dưỡng cây thì hoa sẽ rụng và không đậu quả được. Nếu quá nhiều phân, bưởi sẽ bị khô và không mọng nước. Mỗi năm, ông Hân bón phân cho vườn bưởi 3 lần: Ra hoa, đậu quả và sau thu hoạch.

Tiết lộ về bí quyết phòng sâu bệnh cho bưởi Diễn, ông Hân cho hay: Để phòng trừ sâu bệnh, phương pháp được tôi áp dụng chủ yếu là dùng hộp bẫy ruồi vàng. Hộp này giá thành rẻ chỉ có 10 nghìn đồng/chiếc. 50 cây bưởi, tôi chỉ dùng có 6 hộp. Mua hộp thuốc dẫn dụ, diệt rồi vàng với 50 nghìn một hộp. Sau đó, lấy bông thấm vào thuốc và để vào trong hộp, trung bình khoảng từ 15 – 20 ngày thay thuốc 1 lần. Loại thuốc này rất thơm, sau khi đem tẩm với bông cho vào hộp, ruồi vàng sẽ tự bay đến đậu vào và chết. Dùng bẫy ruồi vàng khá hiệu quả, vừa hạn chế được phun thuốc sâu, vừa đỡ tốn kém chi phí. Tag: ống sủi tạo oxy ao tôm

Nguồn: danviet.vn/tin-nong-nghiep/vuon-buoi-chi-chit-trai-chin-vang-ruom-o-vung-dat-yen-chau-936589.html