Năm 2005, Đăk Wer còn là cái tên xa lạ với ngay cả người bản xứ. Lạ, bởi vừa được tách ra từ xã Ninh Cơ của huyện Đăk R’lấp. Lạ, bởi Đăk Wer khó khăn đến nỗi chẳng có nổi con đường để đi lại; hộ nghèo và mù chữ chiếm tới 70%... nhưng chỉ sau 13 năm, đã trở thành 1 trong 10 xã nông thôn mới của tỉnh Đăk Nông với những ngôi nhà xây kiên cố, khang trang mọc lên như nấm sau mưa…

Thôn, bon đổi mới

Dù được nghe Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH Đăk R’Lấp K’ Ngai kể về quá khứ cũng như hiện tại của Đăk Wer nhưng chúng tôi vẫn khó có thể tưởng tượng bằng cách nào mà Đăk Wer thay đổi đến vậy.

Từ chỗ là một xã nghèo, lạc hậu; giao thông đi lại là những con đường mòn đất đỏ bụi mù khi nắng; trơn trượt và đặc quánh khi mưa; cả xã không có lấy một hộ khá, tỷ lệ hộ nghèo lên tới 70%; tỷ lệ mù chữ cũng xấp xỉ với hộ nghèo…

Thế nhưng đến nay, những dải bê tông màu xám đã phủ khắp tới các thôn, bon, nổi bật giữa nền xanh bạt ngàn của cà phê, hồ tiêu và thấp thoáng những ngôi nhà bề thế. Con đường đó, không chỉ giúp bà con M’Nông, Mạ trong xã đi lại thuận tiện mà còn đưa họ lại gần hơn với thế giới bên ngoài. Tag: phần mềm trồng thuỷ canh

Địa chỉ dừng chân đầu tiên của chúng tôi là ngôi nhà hơn 200m2 trị giá hơn một tỷ đồng vẫn còn thơm mùi sơn của gia đình anh Điểu New và chị Thị Nhép, dân tộc M’Nông ở bon Bu N’Đoh, xã Đăk Wer.

Ngôi nhà là thành quả lao động miệt mài của vợ chồng Điểu New và là minh chứng sống động cho sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân Đăk Wer trong cuộc chiến diệt đói nghèo.

Năm 2005, Điểu New lập gia đình, cũng là năm xã Đăk Wer tách ra từ xã Ninh Cơ. Khi ấy, tất cả cư dân ở đây đều rất khó khăn, mọi sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào rừng.

“Chúng tôi cũng không ngoại lệ. Gia tài của hai vợ chồng vẻn vẹn 600 nghìn đồng và mảnh rẫy tự phát. Cuộc sống chỉ trông vào những đồng tiền làm thuê, làm mướn” - Điểu New bắt đầu câu chuyện.

Năm 2008, cuộc sống đã “chuyển động” khi hai vợ chồng được Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Đăk R’Lấp cho vay 15 triệu đồng theo chương trình cho vay hộ nghèo.

Tiếp đó, chính quyền địa phương, hội Nông dân, Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn bon Bu N’Đoh đã tận tình hướng dẫn cho vợ chồng Điểu New đầu tư, chăm sóc cà phê. Tag: máy thổi khí

Sau mọi nỗ lực của các bên, cặp vợ chồng người M’Nông đã sở hữu khối gia tài đáng nể: 2,5ha cà phê, 3ha cao su, 400 trụ tiêu, 3 con bò cùng nhiều máy móc hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp.

Mỗi năm, riêng cà phê cho Điểu New khoảng 200 triệu đồng tiền lãi. Cũng nhờ cà phê, vợ chồng Điểu New đã có ngôi nhà khang trang bề thế.

Không thua kém vợ chồng Điểu New, anh Điểu Nhép, dân tộc M’Nông ở bon Bu N’Đoh, cũng vay vốn NHCSXH để tái canh cây cà phê, duy trì sản lượng đều đặn hàng năm trên 10 tấn cà phê nhân, cho lợi nhuận trên 200 triệu đồng.

Ở Đăk Wer, những hộ như Điểu New, Điểu Nhép không hiếm. Với họ, thu nhập tiền triệu không còn là mơ ước xa vời.

“Trong xã bây giờ, những hộ thu nhập từ 500 triệu đồng/năm trở lên có tới 140 hộ. Và các anh chị hãy nhìn những ngôi nhà khang trang này, tất cả đều từ cây cà phê đấy!” - Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Wer Lê Quang Dũng phấn khởi cho biết. Tag: máy thổi khí chất lượng cao


Cần “xuyên thủng” mức vay

Nhìn lại chặng đường đã qua, Phó Chủ tịch Lê Quang Dũng vẫn không khỏi rùng mình.

Năm 2005, Đăk Wer được tách ra từ xã Ninh Cơ của huyện Đăk R’lấp. Đăk Wer khó khăn đến nỗi chẳng có nổi con đường để đi lại; hộ nghèo và mù chữ chiếm tới 70%.

Thời điểm đó, lãnh đạo huyện Đăk R’lấp cùng với Đăk Wer chỉ có một hướng đi duy nhất là phải phải làm sao để giảm được tỷ lệ hộ nghèo.

Theo đó, địa phương xác định phải tập trung đầu tư phát triển hạ tầng tại những xã, cụm dân cư thuộc diện khó khăn được huyện xem là khâu quan trọng, nhất là hệ thống giao thông nông thôn.

Chú trọng huy động, lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và sản xuất. Công tác giáo dục được quan tâm đặc biệt.

Nhờ đó, đến nay, toàn huyện đã có 100% tỉnh lộ, trên 85% huyện lộ được nhựa hóa và 100% đường liên bon trong xã Đăk Wer được cứng hóa.

Thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, nguồn vốn từ NHCSXH đã “phủ sóng” khắp các thôn, bon Đăk Wer, thực sự là cứu cánh của đồng bào.

Nó không chỉ thay đổi đời sống sinh hoạt, mà còn thay đổi cả cách nghĩ, cách làm lạc hậu, nhỏ lẻ sang quy mô lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, mang lại năng suất và thu nhập cao cho bà con.

Nguồn vốn cũng góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, đặc biệt ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội.

Không chỉ đưa vốn đến đúng đối tượng, đúng thời điểm canh tác, giúp bà con phát huy tối đa hiệu quả sản xuất; các lớp tập huấn về khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật giúp tăng năng suất và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cũng được xã liên tục tổ chức.

Nhờ sự phối hợp thống nhất, đồng lòng của người dân và chính quyền Đăk Wer, đã đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống dưới 6%; thu nhập bình quân đầu người tính đến cuối năm 2017 là 48 triệu đồng/người/năm; dự kiến cuối năm 2018 sẽ đạt 50 triệu đồng/người/năm.

13 năm thành lập Đăk Wer cũng là 13 năm NHCSXH gắn bó với từng bước đi của đồng bào nơi đây. Đến nay, hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi đã rõ nhưng việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi trên địa bàn vẫn còn những khó khăn bất cập, mà lớn nhất là về nguồn vốn bổ sung cho NHCSXH.

Phần lớn người dân ở đây đều mong muốn được nâng mức vay, có thể từ 50 triệu lên 100 triệu đồng; hoặc kéo dài thời hạn cho vay để phù hợp với điều kiện và yêu cầu sản xuất của bà con.

“Do đó, để người dân Đăk Wer nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung có cuộc sống ổn định bền vững, thiết nghĩ cần “xuyên thủng” mức cho vay, đáp ứng vốn theo nhu cầu của đồng bào” - Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH Đăk R’Lấp K’ Ngai đề xuất.

Nguồn: phapluatplus.vn/nhung-ngoi-nha-ca-phe-o-dak-wer-d79820.html