Luật kinh tế có hệ thống chủ thể riêng bao gồm các tô chức hay cá nhân có đủ điều kiện đề tham gia vào những quan hệ do luật kinh tế điều chỉnh.
Điều kiện đề trở thành chủ thê luật kinh tế:
1/ Đối với tổ chức
- Phải được thành lập một cách hợp pháp.
Tức là nó phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyệt định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc được thừa nhận trên cơ sở tuân thủ các thủ tục do luật định, được tổ chức dưới những hình thức nhất định với chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động rõ ràng theo các quy định của pháp luật (theo dấu hiệu này thì chủ thê luật kinh tế chính là các cơ quan quản lý kinh tế, các doanh nghiệp, các tô chức xã hội).
- Phải có tài sản riêng.
Tài sản là cơ sở vật chất không thê thiếu được đề các tô chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản đối với bên kia. Dấu hiệu này đặc biệt quan trọng đối với các chủ thê kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp. Một tổ chức được coi là có tài sản khi tô chức đó có một khối lượng tài sản nhất định phân biệt với tài sản của cơ quan cấp trên hay với các tô chức khác đồng thời phải có quyền năng nhất định đề chỉ phối khối lượng tài sản đó và phải tự chịu trách nhiệm độc lập bằng chính tài sản đó(đó là quyền sở hữu, quyền quản lý tài sản).
[caption src=http://vietluanvanthue.com/wp-content/uploads/2018/10/chu-the-trong-luat-kinh-te.jpg" /] Phân tích các chủ thể trong Luật kinh tế[/caption]
- Phải có thâm quyền kinh tế.
Thẩm quyền kinh tế là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ về, kinh tế được pháp luật ghi nhận hoặc công nhận. Mỗi một chủ thể luật kinh tế có thâm quyên kinh tế cụ thể ứng với chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của nó. Thấm quyền kinh tế chính là giới hạn pháp lý mà trong đó chủ thể luật kinh tế được hành động, phải hành động hoặc không được phép hành động. Như vậy thâm quyền kinh tế trở thành cơ sở pháp lý để các chủ thê luật kinh tế thực hiện các hành vi pháp lý nhăm tạo ra các quyên và nghĩa vụ cụ thê cho mình. Thâm quyên kinh tê một phân được quy định trong các văn bản pháp luật, một phần do chính quyết định của bản thân chủ thể (VD thông qua điều lệ, nghị quyết hay kế hoạch.)
2/ Đối với cá nhân
- Phải có năng lực hành vi dân sự.
Có nghĩa là cá nhân đó phải có khả năng nhận biết được hành vi của mình và tự chịu trách nhiệm về hành vi ấy. Theo luật pháp của chúng ta thì người vừa đủ 18 tuôi trở lên và không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình.
- Có giấy phép kinh doanh.
Người muốn kinh doanh phải có đơn xin phép kinh doanh để được câp giây phép kinh doanh. Và chỉ sau khi được cập giây phép người kinh doanh mới được phép kinh doanh. Khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, cá nhân sẽ tham gia vào các quan hệ do luật kinh tê điêu chỉnh và họ trở thành chủ thê luật kinh tê.
Với các điều kiện trên chủ thể luật kinh tế bao gồm:
- Các cơ quan quản lý kinh tế. Đây là những cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện chức năng quản lý kinh tê.
- Các đơn vị có chức năng sản xuất-kinh doanh, trong đó gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và cả cá nhân được phép kinh doanh. Chủ thể thường xuyên và chủ yêu nhất của luật kinh tế vẫn là các doanh nghiệp bởi vì trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường của nước ta, các doanh nghiệp được thành lập với mục đích chủ yêu là tiến hành các hoạt động kinh doanh.
- Ngoài ra luật kinh tế còn có một loại chủ thể không thường xuyên, đó chính là những cơ quan hành chính sự nghiệp như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu và những tô chức xã hội. Những tô chức này không phải là cơ quan quản lý kinh tế và cũng không có chức năng kinh doanh nhưng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình có thể phải tham gia vào một số quan hệ hợp đồng kinh tê với một số các doanh nghiệp khác. VD: hợp đồng khám sức khỏe cho công nhân, hợp đồng đảo tạo cán bộ cho một nhà máy...
Tham khảo thêm:
+ Những nguyên tắc của Luật kinh tế
+ Vai trò cơ bản của Luật kinh tế
+ https://www.reddit.com/user/Sambaby2...Dt_kinh_doanh/