Tên đề tài: Phân tích một mô hình quản lý giáo dục, liên hệ thực tế và xác định khả năng áp dụng mô hình quản lý đó cho cơ sở giáo dục nơi anh chị công tác.
[caption src=http://thuelamluanvan.net/wp-content/uploads/2018/10/loi-mo-dau-luan-van-quan-ly-giao-duc.jpg" /] Lời mở đầu hay cho đề tài luận văn quản lý giáo dục[/caption]
Lời mở đầu đề tài luận văn quản lý giáo dục
Quản lý thường được coi là một hoạt động thực tiễn, việc xác định các mục tiêu, phân bổ các nguồn lực cũng như việc đánh giá tính hiệu nghiệm, kết quả - tất cả đều là những hành động. Nhiều nhà hoạt động thực tiễn thậm chí gạt bỏ không thương tiếc các lý thuyết, các quan điểm quản lý vì họ cho rằng chúng quá xa vời với “hiện thực”
của nhà trường.
Sự thiếu gắn kết giữa lý luận và thực tiễn là điều dễ nhận thấy và cũng dễ xảy ra trong quản lý giáo dục nói riêng và quản lý xã hội, quản lý sản xuất nói chung. Các nhà bác học “sáng chế” ra lý luận, còn những nhà thực hành thì “lặn ngụp” trong công việc quản lý thường nhật. Thực ra, chúng ta đều biết rằng, không thể thực hành mà không có sự dẫn đường của lý luận. Nhưng chúng ta cũng biết rằng lý luận phải gắn liền với thực tiễn, phải xuất phát từ thực tiễn và đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Không thể chỉ có một thứ lý luận cao xa bất khả dụng. Cũng không thể hoạt động thực tiễn có hiệu quả mà không học hành gì.
Cũng có những nhà quản lý giáo dục cho rằng họ không có bao nhiêu sách vở, chữ nghĩa, nhưng vẫn làm việc tốt, bởi họ có “kinh nghiệm thực tiễn” cực kỳ phong phú. Thực ra, chúng ta có thể nhận thấy rằng trong cái kho tàng “kinh nghiệm” tích luỹ được qua nhiều năm hoạt động thực tiễn đã “ẩn tàng” những lý luận mà người thủ đắc nó chẳng nói ra mà thôi.
Quá trình quản lý diễn ra trong mọi tình huống khi con người ta tụ tập lại cùng nhau để hoạt động vì mục đích chung, để đạt được kết quả đã cùng nhau thoả thuận. Có thể có những cách hiểu về quản lý khác nhau trong những tổ chức khác nhau, nhưng điều đó chỉ phản ánh sự khác biệt giữa các tổ chức về khía cạnh quy mô, công nghệ, đội ngũ, và kết quả hoạt động mà thôi. Sự khác biệt dù có sâu xa về giá trị và mục đích hoạt động của các tổ chức khác nhau không làm lu mờ quan niệm về quản lý như đã trình bày.
Luận chứng mà chúng ta đưa ra là không tồn tại “một cách tốt nhất” để quản lý. Quản lý không hề có nghĩa tuyệt đối, phổ quát khi chúng ta áp dụng cách thức quản lý vào những bối cảnh cụ thể. Quản lý chỉ có ý nghĩa nếu nó được biến đổi phù hợp trong mỗi tình huống cụ thể và khái niệm quản lý chỉ có giá trị nếu nó được quan niệm theo
mỗi tình huống cụ thể mà thôi.
Trong các mô hình quản lý giáo dục như mô hình chính quy, mô hình đồng thuận, mô hình chính trị, mô hình chủ quan,..... Mỗi mô hình đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Song ở bài viết này em chỉ xin phân tích một mô hình, đó là các mô hình đồng thuận.
Tham khảo thêm:
+ Bản chất của “Quản lý sự thay đổi” trong quản lý giáo dục
+ Trình bày các khái niệm về quản lý nhà trường
+ http://dichvuluanvan.eklablog.com/tr...duc-a148817558