Ở nhiều nước, các nhà máy, xí nghiệp cũng là một nguyên nhân lớn gây ô nhiễm nguồn nước. Từ các nhà máy sản xuất, lưu trữ, sử dụng các hóa chất độc hại đến các nhà máy thải nước thải đơn thuần từ quá trình sản xuất… đều gây hại cho nguồn nước và môi trường xung quanh. Việc xả thải trực tiếp vào nước ngọt đang xảy ra ở hầu hết các nước phát triển.


>> Xem thêm: Tình hình ô nhiễm môi trường

Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước

Nguyên nhân tự nhiên: Bất cứ một hiện tượng nào làm giảm chất lượng nước đều bị coi là nguyên nhân gây ô nhiễm nước.Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.

Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.


Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.

- Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,...) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

- Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví dụ như: nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm. nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều canxi…

Hệ lụy vì ô nhiễm nguồn nước

Mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 80,6 tỷ m3 nước, gần 82% tổng lượng nước mặt trên toàn quốc được sử dụng cho tưới, 11% cho nuôi trồng thủy sản, 5% cho công nghiệp, 3% cho nông nghiệp và 3% cho đô thị. Do khai thác nước không hợp lý, không theo quy hoạch nên nguồn nước đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Hầu hết các sông chính ở Việt Nam đều đã và đang bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau, trong đó ô nhiễm chủ yếu các vùng trung và hạ lưu, khu vực tập trung đông dân cư và các khu công nghiệp, hiện tượng ô nhiễm diễn ra nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm tăng cao vào mùa khô, khi lượng nước chảy vào các con sông giảm.


Ngoài ô nhiễm nguồn nước mặt, thì nguồn nước dưới đất cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nước biển Việt Nam cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm do sự ô nhiễm từ các lưu vực sông và do các hoạt động phát triển kinh tế vùng cửa sông, ven biển...

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, trên 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư mà một trong những nguyên nhân là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

>> Xem thêm: Ô nhiễm đất là gì?

Chung tay khắc phục nguồn nước ô nhiễm

- Muốn khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước như hiện nay, chúng ta cần đến sự chung tay góp sức của toàn cộng đồng. Bắt đầu từ ý thức của mỗi người dân, nâng cao hiểu biết của bản thân để sử dụng hiệu quả tránh ô nhiễm nước.

- Doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tìm cho mình giải pháp tối ưu cho quy trình xử lý nước thải, áp dụng sản phẩm vi sinh vào xử lý.


- Các lực lượng chức năng phải vào cuộc, tiến hành kiểm tra, giám sát đánh giá để sớm phát hiện ra vấn đề và khắc phục tình trạng ô nhiễm nhanh nhất.

- Các cơ quan nhà nước hoàn thiện cơ chế, pháp quyền nghiêm khắc xử lý các đơn vị vi phạm, tạo điều kiện cho sự ứng dụng công nghệ mới.

Từ những vấn đề phân tích ở trên cho thấy việc xử lý nguồn nước bị ô nhiễm ở nước ta là một vấn đề cấp bách hàng đầu, cần được quan tâm xử lý tốt.