1/ Môi trường kinh tế là gì?
Mô trường kinh tế của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp như: Điều kiện kinh tế, các chính sách và mô hình kinh tế.

Môi trường kinh tế là gì?
2/ Các yếu tố của môi trường kinh tế là gì?
a/ Mô hình kinh tế
– Nền kinh tế chỉ huy:
Trong một nền kinh tế được kế hoạch hóa tập trung, việc lựa chọn giữa ba vấn đề kinh tế cơ bản sau: Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào đều do Nhà nước thực hiện. Nhà nước chỉ giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các ngành, các địa phương và các cơ sản xuất kinh doanh.
Nhà nước tiến hành quốc doanh hóa và tập thể hóa, xóa bỏ tư nhân. Nhà nước cấp phát vốn và vật tư cho các ngành, các địa phương và cơ sở để thực hiện nhiệm vụ.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ phải giao nộp sản phẩm và tích lũy cho Nhà nước theo chỉ tiêu pháp lệnh. Nhà nước sử dụng chế độ phân phối bằng hiện vật cho các cơ quan Nhà nước, dùng chế độ tem phiếu để phân phối cho người tiêu dùng.
Thực hiện cơ chế giá bao cấp do Nhà nước quy định để tiến hành phân phối cho sản xuất và tiêu dùng làm xuất hiện nhu cầu giả tạo, thừa và thiếu hàng hóa, dịch vụ; lợi dụng ăn chênh lệch giá,…
Trước kia Trung Quốc, Đông Đức Liên Xô, Ba Lan, Hungary,… là những quốc gia đã từng vận hành nền kinh tế chỉ huy, tuy nhiên nay đã chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường.

Các yếu tố của môi trường kinh tế là gì?
– Kinh tế thị trường
Cơ chế thị trường giải quyết mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa giá cả, số lượng, cung và cầu. Trong nền kinh tế thị trường có hai chủ thể rất quan trọng là cá nhân và hãng. Cá nhân sở hữu tài nguyên và sản phẩm tiêu thụ, trong khi hãng sử dụng nguồn tài nguyên và sản xuất sản phẩm.
Cơ chế thị trường liên quan đến tác động lẫn nhau giữa giá cả, số lượng cung, cầu, các nguồn tài nguyên và sản phẩm. Nếu hãng trả lương thỏa đáng, hộ gia đình sẽ cung cấp lao động. Sản phẩm sẽ được tiêu thụ nếu có mức giá hợp lý. Tiền lương của 1 hãng dựa trên cơ sở lao động đảm nhận công việc mà họ có.
Nguồn tài nguyên được phân phối theo hệ quả sự ảnh hưởng lẫn nhau lâu dài giữa hộ gia đình và hãng cũng như hãng với hãng hay giữa các hộ gia đình với nhau. Ví dụ, yếu tố đầu vào của 1 hãng này lại là yếu tố đầu ra của hãng khác. Nhân tố chính làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động là quyền lực tối cao của người tiêu dùng và sự tự do của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường.
Khi nào hai thành phần trên (cá nhân và hãng) vẫn được quyền tự do định đoạt hành vi của mình thì sự tác động lẫn nhau giữa cung và cầu sẽ đảm bảo cho việc phân phối chính xác các nguồn tài nguyên.
Quyền lực và tối cao của người tiêu dùng chính là sự tự do thông qua việc lựa chọn sản phẩm từ đó mà tác động đến việc sản xuất. Nền kinh tế thị trường rất thành công tại nhiều nước đã phát triển. Tuy vậy, thậm chí ở nước này cũng không có nền kinh tế thị trường hoàn hảo, vì sự ảnh hưởng của 3 nhân tố:
+ Các hãng lớn
+ Các nghiệp đoàn
+ Chính phủ.
Các hãng lớn có thể giảm 1 phần sức ép của thị trường thông qua việc quản lý mua các yếu tố sản xuất và tiêu thị sản phẩm làm ra. Do quy mô của hãng lớn, còn mỗi cổ đông riêng lẻ tương đối nhỏ nên nảu sinh mâu thuẫn giữa quyền sở hữu và quản lý.
– Nền kinh tế hỗn hợp
Đặc trưng của nền kinh tế hỗn hợp là nền kinh tế vận hành theo nền kinh tế thị trường có sự can thiệp của chính phủ với những mức độ khác nhau, chính phủ chỉ can thiệp với mức độ có hạn vào các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
Bàn tay vô hình sẽ điều chỉnh sự vận hành của nền kinh tế, thay cho sự can thiệp trực tiếp của chính phủ như trước đây.
Sự can thiệp của chính phủ có thể diễn ra theo 2 cách: Chuyển sở hữu thực sự của chính phủ đối với các yếu tố sản xuất và tạo ảnh hưởng trong việc ra quyết định kinh tế. Vấn đề sở hữu có thể xác định một cách chính xác về về số lượng bằng phương pháp thống kê, tuy nhiên ảnh hưởng của chính phủ thông qua chính sách và tập quán khó có thể đo lường một cách chính xác.
Chính sự can thiệp của chính phủ nhiều hay ít vào nền kinh tế có thể sẽ tạo ra những thuận lợi, khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhau cho doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải sớm phát hiện ra những cơ hội hoặc thách thức mới trong kinh doanh, để từ đó có sự điều chỉnh các hoạt động thích ứng, nhằm tránh những đảo lộn lớn trong quá trình vận hành nhằm đạt những mục đích đã định trong kinh doanh.
Xem thêm các đề tài luận văn của các ngành khác như:
+ slide bảo vệ luận văn tốt nghiệp kế toán
+ đề cương chi tiết luận văn thạc sĩ kinh tế
+ luận văn luật dân sự