Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 quy định “Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm giúp đơn vị phát hiện, xử lý và ngăn ngừa gian lận và sai sót nhưng kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn ngừa các gian lận và sai sót ở đơn vị mà họ kiểm toán”.
Theo bản công bố về chuẩn mực kiểm toán số 53 (SAS 53) yêu cầu kiểm toán viên cần phải hiểu và nắm bắt được thế nào là gian lận và sai sót, đánh giá được khả năng xảy ra gian lận và sai sót; đồng thời phải thiết kế các phương pháp kiểm toán phù hợp, lập kế hoạch và giám sát thực hiện công việc kiểm toán một cách thận trọng thích đáng nhằm bảo đảm hợp lý trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu; sau đó báo cáo các phát giác của mình cho ban quản lý, cho những người sử dụng và cho cơ quan có thẩm quyền liên quan (có những ràng buộc nhất định).

Hiện tại, chúng tôi đang cung cấp dịch vụ giá làm luận văn thuê khóa luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp, dịch vụ chạy SPSS,… chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!
Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán
Như vậy, kiểm toán viên có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán theo đúng các chuẩn mực và các qui định nghề nghiệp khác, để thu thập những bảo đảm hợp lý rằng Báo cáo tài chính không chứa đựng những sai phạm trọng yếu, cho dù những sai phạm đó do sai sót hay gian lận tạo nên.
Do bản chất vốn có của một cuộc kiểm toán và tính chất của các gian lận, kiểm toán viên không thể đưa ra sự khẳng định tuyệt đối là mọi sai phạm trên báo cáo tài chính, dù là những sai phạm có ảnh hưởng trọng yếu, đều được phát hiện. Mọi cuộc kiểm toán đều chứa đựng các rủi ro tiềm tàng, nó được thực hiện dựa trên sự phán xét nghề nghiệp của kiểm toán viên kết hợp với các thủ tục, trắc nghiệm kiểm toán, đồng thời chịu ảnh hưởng của những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ, vì vậy không thể bảo đảm tuyệt đối rằng kiểm toán viên phát hiện được tất cả những sai phạm.
Điều này có thể dẫn tới các vụ kiện kiểm toán viên về trách nhiệm trong việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản khi tiến hành các bước kiểm toán. Bản công bố về chuẩn mực kiểm toán số 99 (SAS 99) có hiệu lực từ năm 2002 là sự hoàn thiện SAS 82 (năm 1997) và SAS 53 (năm 1993) , nhằm tăng kỳ vọng của khách hàng đối với kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận và sai sót. Theo đó, trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc phát hiện gian lận và sai sót không có thay đổi gì, mà chỉ yêu cầu cụ thể hơn những thủ tục để phát hiện gian lận và sai sót trên báo cáo tài chính.
Một ví dụ cụ thể ở Việt Nam là vụ việc những gian lận tài chính tại Công ty đồ hộp Hạ Long (Canfoco) đã bị phanh phui, trong khi trước đó công ty kiểm toán của doanh nghiệp không phát hiện ra những sai phạm này. Theo Giám đốc Công ty Tư vấn tài chính, Kế toán và Kiểm toán (AASC), đơn vị kiểm toán của Canfoco, kiểm toán viên đã thực hiện đầy đủ các quy trình của chuẩn mực kiểm toán, tuy nhiên khi có gian lận, những đối tượng vi phạm đã cố tình hoàn thiện các chứng từ hoàn thuế.
Khi kiểm toán, họ đều xuất trình được tất cả các chứng từ đầu vào, chứng từ xuất hàng: xác nhận của hải quan về việc xuất hàng, của cơ quan thuế về cho phép hoàn thuế,…Với những gì thể hiện qua chứng từ thì kiểm toán không thể có cơ sở gì để khẳng định có bất cứ một sai phạm gì vào thời điểm đó. Chỉ khi có đầy đủ bằng chứng về các sai phạm tài chính trong công ty được kiểm toán thì kiểm toán viên mới có thể thông báo về những sai phạm cho các cơ quan chức năng.
Thực tế, việc thẩm định những chứng từ đó là thật hay giả vượt quá khả năng của kiểm toán. Còn để xác định được có gian lận hay không thì chỉ có cách tiến hành điều tra doanh nghiệp có thực xuất hàng hay không. Do chỉ làm việc trên cơ sở hồ sơ, giấy tờ thì không thể xác định được hàng đó có thực xuất không. Vì vậy, Công ty kiểm toán không phải chịu trách nhiệm về những gian lận tại Canfoco.
Một ví dụ khác về sự sụp đổ của một trong những công ty kiểm toán lớn nhất thế giới – Arthur Andersen, gắn liền với sự diệt vong của Tập đoàn năng lượng Enron. Ngoài các lỗi như không phát hiện được những bất thường trong hồ sơ kế toán của Enron, giúp Enron nổi danh trên thị trường trong khi thực chất đang thua lỗ nặng,… thì Andersen còn bị buộc tội hình sự nghiêm trọng là cố ý cản trở công việc điều tra thông qua việc tiêu huỷ hàng ngàn tài liệu có liên quan đến Enron. Sau khi vụ việc vỡ lở, Andersen phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện khác, và việc không thanh toán được khoản bồi thường khiến Andersen phải đi tới phá sản.
Tham khảo thêm những bài viết tương tự khác của Tri thức cộng đồng:
+ luận văn kế toán
+ phân tích hoạt động kinh doanh