Các cơ sở để phát triển thương mại điện tử và các loại giao dịch thương mại điện tử
Để phát triển TMĐT cần phải có hội đủ một số cơ sở:
– Hạ tầng kỹ thuật internet phải đủ nhanh, mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung thông tin bao gồm âm thanh, hình ảnh trung thực và sống động. Một hạ tầng internet mạnh cho phép cung cấp các dịch vụ như xem phim, xem TV, nghe nhạc v.v. Trực tiếp. Chi phí kết nối internet phải rẻ để đảm bảo số người dùng internet phải lớn.
– Hạ tầng pháp lý: phải có luật về TMĐT công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng điện tử ký qua mạng; phải có luật bảo vệ quyền sở hữ t rí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ người tiêu dùng v.v. Để điều chỉnh các giao dịch qua mạng
– Phải có cơ sở thanh toán điện tử an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDI. Các ngân hàng phải triển khai hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp
– Phải có hệ thống cơ sở chuyển phát hàng nhanh chóng, kịp thời và tin cậy
– Phải có hệ thống an toàn bảo mật cho các giao dịch, chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác .
– Phải có nhân lực am hiểu kinh doanh, công nghệ thông tin, thương mại điện tử để triển khai tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến, bán hàng và thanh toán qua mạng
Các loại hình giao dịch thương mại điện tử
Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C … trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất.
– Business-to-business (B2B) : Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp. TMĐT B2B (Business-to-business) là việc thực hiện các giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau trên mạng. Ta thường goi là giao dịch B2B. Các bên tham gia giao dịch B2B gồm: người trung gian trực tuyến (ảo hoặc click-and-mortar), người mua và người bán. Các loại giao dịch B2B gồm: mua ngay theo yêu cầu khi giá cả thích hợp và mua theo hợp đồng dài hạn, dựa trên đàm phán cá nhân giữa người mua và người bán.
Các loại giao dịch B2B cơ bản:
+ Bên Bán — (một bên bán nhiều bên mua) là mô hình dựa trên công nghệ web trong đó môt cty bán cho nhiều cty mua. Có 3 phương pháp bán trực tiếp trong mô hình này: Bán từ catalog điện tử, Bán qua quá trình đấu giá, Bán theo hợp đồng cung ứng dài hạn đã thoả thuận trước. Cty bán có thể là nhà san xuất loại click-and-mortar hoặc nhà trung gian thông thường là nhà phân phối hay đại lý
+ Bên Mua — một bên mua – nhiều bên bán
+ Sàn Giao Dich — nhiều bên bán – nhiều bên mua
+ TMĐT phối hợp — Các đôi tác phôi hợp nhau ngay trong quá trình thiết kế chế tạo sản phẩm
– Business-t o-consumer (B2C): Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đây là mô hình bán lẻ trực tiếp đến người tiêu dùng. Trong TMĐT, bán lẻ điện tử có thể từ nhà sản xuất, hoặc từ một cửa hàng thông qua kênh phân phối. Hàng hoá bán lẻ trên mạng thường là hàng hoá, máy tính, đồ điện tử, dụng cụ thể thao, đồ dùng văn phòng, sách và âm nhạc, đồ chơi, sức khoẻ và mỹ phẩm, giải trí v.v.
Mô hình kinh doanh bán lẻ có thể phân loại theo quy mô các loại hàng hoá bán (Tổng hợp, chuyên ngành), theo phạm vi địa lý (toàn cầu , khu vực ), theo kênh bán (bán trực tiếp, bán qua kênh phân bố). Một số hình thức các cửa hàng bán lẻ trên mạng: Brick- and-mortar là loại cửa hàng bán lẻ kiểu truyền thống, không sử dụng interne, Click-and- mortar là loại cửa hàng bán lẻ truyền thống nhưng có kênh bán hàng qua mạng và cửa hàng ảo là cửa hàng bán lẻ hoàn toàn trên mạng mà không sử dụng kênh bán truyền thống.
Hai loại giao dịch trên là giao dịch cơ bản của TMĐT. Ngoài ra trong TMĐT người ta còn sử dụng các loại giao dịch: Govement-to-Business (G2B) là mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với cơ quan chính phủ, Government-to-citizens (G2C) là mô hình TMĐT giữa các cơ quan chính phủ và công dân còn goi là chính phủ điện tử, consumer- to-consumer (C2C) là mô hình TMĐT giữa các người tiêu dùng và mobile commerce (mcommerce) là TMĐT thực hiện qua điện thoại di động.
Chúc bạn học tập tốt hơn với bài viết “Khái niệm thương mại điện tử và các đặc điểm cơ bản của thương mại điện tử” này!
Xem thêm: cách làm bài báo cáo thực tập
, bìa khóa luận tốt nghiệp, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì