Nếu là một người tinh ý, bạn có thể dễ dàng nhận ra mọi doanh nghiệp, các nhãn hàng đều có logo riêng biệt. Quả táo khuyết màu bạc trên chiếc điện thoại Iphone, dòng chữ Coca-Cola cách điệu trên nắp chai nước ngọt… logo của từng thương hiệu đều được thể hiện trên mỗi sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, khi nói về logo, vẫn không ít người có sự nhầm lẫn, cũng như không thật sự hiểu logo là gì. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc đáp án logo là gì cũng như có nhất thiết cần sử dụng logo hay không.




Logo là gì?

Ở Việt Nam, logo được gọi là biểu trưng/biểu tượng thương hiệu. Univi xin trích dẫn khái niệm giải thích logo là gì theo Wikipidia: “Logo là một yếu tố đồ họa (ký hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng, hình tượng…) kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hay các tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện, một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó.” Hiểu một cách đơn giản, logo là sự kết hợp từ các yếu tố hình ảnh, màu sắc, từ ngữ để làm nên biểu tượng riêng biệt cho một cá nhân hoặc tổ chức.

Logo không phải là thương hiệu, tuy nhiên nó giúp người dùng nhận diện thương hiệu một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Thông qua logo, doanh nghiệp có thể gửi gắm thông điệp đến khách hàng của mình. Để đảm bảo tính độc nhất, phần lớn các logo đều được đăng ký bảo hộ bản quyền.

Vai trò của Logo đối với một doanh nghiệp

Như chúng ta đã phân tích logo là gì ở bên trên, nó là biểu tượng được sử dụng chủ yếu vào mục đích nhận diện. Tuy vậy, vai trò của logo thật ra còn quan trọng hơn thế rất nhiều.

Giúp khách hàng xác định được sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp: không quá khó khăn để nhận biết ngành nghề của một đơn vị qua logo. Ví dụ như ở các hãng hàng không, logo thường gắn liền với biểu tượng máy bay; tương tự như các công ty kinh doanh du lịch thường sử dụng hình ảnh cánh chim, chiếc buồm, sóng biển… Bên cạnh đó, logo còn thể hiện được định hướng đối tượng khách hàng của doanh nghiệp là sang trọng hay bình dân qua cách sử dụng màu sắc, các font chữ cách điệu và hình ảnh.

Nâng tầm giá trị cho doanh nghiệp: dù logo là gì – một biểu tượng đơn giản hay cầu kỳ, phức tạp – nó đều thể hiện sự chuyên nghiệp của một công ty. Giả sử khi tham gia hoạt động đấu thầu, với lợi thế về sản phẩm như nhau, thì bộ nhận diện thương hiệu của công ty, mà trước hết là logo sẽ là thứ được đặt lên bàn cân xem xét. Công ty nào có nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp hơn sẽ chiếm ưu thế nhiều hơn. Nói cách khác, logo đã giúp nâng tầm giá trị cho doanh nghiệp.

Như thế nào là một logo tốt?

Đây là câu hỏi đặt ra của nhiều cá nhân, tổ chức trong quá trình thiết kế và chọn lựa logo cho doanh nghiệp mình. Dù rất hiểu logo là gì, nhưng nhiều người đều không khỏi băn khoăn liệu rằng logo đó có thật sự tốt, có phù hợp với đơn vị của mình hay không.

Nói chung, việc đánh giá một logo phải dựa trên nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, để được gọi là “tốt”, logo cần đảm bảo được tính khác biệt và truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng. Bên cạnh đó là các yếu tố về tính thẩm mỹ, sự hài hòa của bố cục, màu sắc, font chữ phù hợp và khả năng khơi gợi sự tò mò, quan tâm của khách hàng. Lấy ví dụ như logo quả táo cắn dở của Apple, tưởng chừng như chỉ là một quả táo được vẽ một cách đơn giản, nhưng thật ra nó được thiết kế theo tỷ lệ vàng của dãy số Fibonacci. Trái táo không chỉ có nghĩa là Apple, nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khác, trong đó việc bị khuyết đi một góc chính là thể hiện sự chưa hoàn hảo và mong muốn đổi mới không ngừng để đạt đạt đến sự hoàn hảo của Apple.

Tóm lại, logo là gì và có cần thiết cho doanh nghiệp hay không, với những phân tích trên có lẽ bạn đọc đều đã có được đáp án của mình. Nếu bạn vừa mới thành lập một doanh nghiệp hay đơn vị của bạn đã hoạt động từ lâu nhưng logo không phát huy được những vai trò đã đề cập như trong bài viết, hãy suy nghĩ đến việc tạo dựng một logo khác biệt, ấn tượng hơn.

Bạn muốn tìm giải pháp tốt nhất cho logo của mình?

Vui lòng để lại comment hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất. Chúc các bạn luôn thành công!

Xem thêm: Nhãn hiệu là gì? Tại sao doanh nghiệp cần phải quan tâm đến nhãn hiệu?