Những điều ít biết về ngân hàng số 1 Việt Nam

Năm nay 2017 vừa tròn 60 năm thành lập BIDV. Qua 3 lần đổi tên và chuyển đổi mô hình hoạt động, BIDV đã để lại nhiều dấu ấn cùng sự phát triển của đất nước.
Thành lập ngày 26/4/1957, BIDV khởi nguồn với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trực thuộc Bộ Tài chính. Qua hơn 20 năm phát triển, ngân hàng vào năm 1981 đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Đến năm 1990, đổi tên tiếp thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và đến năm 1994 chuyển đổi mô hình hoạt động theo mô hình của ngân hàng thương mại.

Tháng 5/2012, BIDV thực hiện cổ phần hóa, chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, sau đó tháng 1/2014 niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh với mã BID. Kết thúc năm 2016, BIDV vươn lên dẫn đầu hệ thống về tổng tài sản, doanh thu và lợi nhuận thuần cùng hàng loạt các “nhất” khác được thế giới công nhận.

Vốn cấp phát xây dựng nhiều công trình lịch sử

Ra đời năm 1957, trong hoàn cảnh cả n­ước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước…

Nhiều công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân miền Bắc khi đó đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến Thiết như: Hệ thống đại Thuỷ Nông Bắc H­ưng Hải; Góp phần phục hồi và xây dựng các hầm lò mỏ than ở Quảng Ninh, Bắc Thái; Nhà máy Xi măng Hải phòng, những tuyến đ­ường sắt huyết mạch… ; Góp phần dựng xây lại Nhà máy nhiệt điện Yên Phụ, Uông Bí, Vinh; Xây dựng Đài phát thanh Mễ Trì rồi các trư­ờng Đại học Bách khoa, Kinh tế – Kế hoạch, Đại học Thuỷ Lợi…

Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam cũng cung ứng vốn cấp phát để kiến thiết những cơ sở công nghiệp, những công trình xây dựng cơ bản phục vụ quốc kế, dân sinh và góp phần làm thay đổi diện mạo nền kinh tế miền Bắc như­ khu công nghiệp Cao – Xà – Lá (Th­ượng Đình – Hà Nội), Khu công nghiệp Việt Trì, Khu gang thép Thái Nguyên; Các nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, Bản Thạch (Thanh Hoá), Khuổi Sao (Lạng Sơn), Nà Sa (Cao Bằng), nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, đường dây điện cao thế 110 KV Việt Trì – Đông Anh, Đông Anh – Thái Nguyên,…

Chủ đề cùng chuyên mục:

Vay thế chấp tài sản
khi dao han ngan hang minh can lam nhung gi
vay tiền xây nhà vietcombank