Áp dụng tốt khoa học công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ giảm phần nào những tác hại đối với sức khỏe của bà con, những người quanh năm gắn liền với việc đồng áng.

“Chỉ cần bà con làm quen với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, giá trị hàng nông sản cũng sẽ được nâng cao, mở ra nhiều cơ hội hội nhập kinh tế cho nền nông nghiệp thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung”, Thạc sĩ Nguyễn Thị Kiều, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP Cần Thơ cho biết.

Chị Kiều cùng đồng nghiệp luôn có mặt ở các địa phương để hỗ trợ bà con nông dân học làm nông nghiệp công nghệ cao. Chị chia sẻ: “Gắn liền với nông nghiệp luôn là người nông dân, đặc biệt là những chị em phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với đất, nguồn nước, cây cỏ… Áp dụng tốt khoa học công nghệ cao vào nông nghiệp sẽ giảm phần nào những tác hại đối với sức khỏe của bà con, những người quanh năm gắn liền với việc đồng áng”. Tag: may thoi khi



Với niềm say mê khoa học và tấm lòng dành cho bà con nông dân, chị Kiều cùng các đồng nghiệp không ngừng tham gia nghiên cứu những dự án mới, học hỏi kinh nghiệm từ nơi khác để về giúp bà con tỉnh nhà áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt.

Trước đây, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá không có thuốc trị, nếu bị nhiễm nặng phải tiêu hủy ngay bằng cách bừa cả ruộng để diệt mầm bệnh thì vài năm gần đây, kỹ thuật né rầy - ôm nước do chị Kiều đồng tác giả với Thạc sĩ Phạm Văn Quỳnh và Kỹ sư Nguyễn Thị Mỹ Sơn đã trở thành giải pháp hiệu quả phòng chống căn bệnh này.

Chị cùng đồng nghiệp và cán bộ kỹ thuật địa phương phải đi vận động từng hộ gia đình, giải thích kỹ phương pháp thực hiện. “Muốn áp dụng thành công, phải nâng cao tính cộng đồng của nông dân qua việc liên kết sản xuất, hợp tác gieo sạ đồng loạt, bơm và quản lý nước phù hợp, chia sẻ những kinh nghiệm trong sản xuất”, chị cho biết. Tag: phần mềm trồng thuỷ canh

Song song với giải pháp trên, nông dân Cần Thơ được hỗ trợ tự sản xuất chế phẩm nấm xanh (Metarhizium anisopliae) để xây dựng mô hình phòng trừ rầy nâu bằng chế phẩm sinh học, vừa tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn cho môi trường và người trực tiếp tiếp xúc. Khi chuyển giao quy trình công nghệ mới này cùng với Tiến sĩ Nguyễn Thị Lộc, chị Kiều và đồng nghiệp đã gặp nhiều khó khăn vì trình độ của nông dân không đồng đều, nên khó đảm bảo làm đúng theo quy trình, ảnh hưởng đến chất lượng của chế phẩm.

Các dự án mô hình mẫu gặp nhiều khó khăn hơn vì chủ ruộng vấp rào cản từ gia đình, chị em phụ nữ đã quen cách canh tác cũ sợ làm theo phương pháp mới sẽ bất lợi, gây thiệt hại dẫn đến giảm thu nhập. "Vì vậy thời gian đầu phải chọn lựa những hộ thích hợp để thực hiện, nhìn thấy canh tác hiệu quả, bà con mới tin tưởng và hưởng ứng trên diện rộng”, chị chia sẻ.



Dự án “Ứng dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để xử lý rơm rạ” và sử dụng phân hữu cơ phục vụ sản xuất lúa theo hướng bền vững tại thành phố Cần Thơ thí điểm từ năm 2011 do chị Kiều cùng đồng nghiệp thực hiện mang đến hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Sau thu hoạch, thay vì dùng phương pháp đốt đồng ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng của đất, tăng khí cacbonic thải ra môi trường thì nông dân có thể phun trực tiếp chế phẩm sinh học Trichoderma để biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất. Tag: phần mềm pha thuốc thuỷ canh

Ngoài ra, đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP” và mô hình “Cánh đồng lớn” do chị Kiều hỗ trợ cũng bước sang giai đoạn hình thành vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, hướng đến xây dựng thương hiệu chất lượng lúa gạo Việt Nam.

Chị Kiều cho biết: “Công tác kiểm tra, ghi chép của bà con còn hạn chế, thiếu logic dẫn đến khó tổng hợp số liệu, đòi hỏi cán bộ phải thường xuyên đến tận nơi để hướng dẫn và hỗ trợ trực tiếp, dù là ngày nghỉ cũng phải có mặt để giúp giải quyết những vấn đề phát sinh đột xuất. Tuy cực nhưng không ai thấy phiền mà còn vui vẻ hỗ trợ vì sản xuất được lúa gạo đáp ứng được tiêu chí này, bà con sẽ thuận lợi hơn khi tìm đầu ra cho sản phẩm, không bị ép giá và được bao tiêu với giá cao hơn thị trường đến 10-20%. Nông dân nhận đơn đặt hàng từ doanh nghiệp, mở ra một phương thức mới trong liên kết sản xuất và tiêu thụ bền vững”.

Nguồn: giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/giai-thuong-phu-nu-tu-tin-tien-buoc/nguoi-phu-nu-me-san-xuat-nong-nghiep-cong-nghe-cao-3329465.html?utm_source=search_vne